Ngành nail tại Mỹ không chỉ phổ biến đối với người nhập cư mà còn mang lại cơ hội việc làm và thu nhập ổn định. Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành dịch vụ làm đẹp, đặc biệt là nghề nail, nhu cầu tuyển dụng nhân lực trong lĩnh vực này ngày càng gia tăng.
Lý do vì sao nên học nail tại New Gem
Bạn cần hiểu một điều rằng dù là học nail hay học bất cứ ngành nghề nào cũng đều sẽ tồn tại những khó khăn nhất định, tuy nhiên tùy vào sự yêu thích và quyết tâm của mỗi người khắc phục nó như thế nào mà thôi.
Với ngành học nail thì trên thực tế hầu như không có khó khăn gì đáng kể ảnh hưởng đến quá trình và kết quả học tập của bạn. Bởi vì bạn không cần dùng đến quá nhiều sức hay phải ghi nhớ các kiến thức lý thuyết.
Chủ yếu bạn cần phải vận dụng sự sáng tạo, linh hoạt của mình vào từng nét vẽ và đặc biệt phải dành thời gian để thực hành nhằm nâng cao tay nghề, nhanh chóng thành thạo các kỹ thuật làm nail từ cơ bản đến nâng cao.
Có những bạn thường nghĩ rằng ngành nail chỉ dành riêng cho những ai có khiếu nghệ thuật, khéo tay, vẽ đẹp… tuy nhiên các bạn nên nhớ ngành nail là một ngành thiên về kỹ thuật chứ không thiên về nghệ thuật.
Và yếu tố khéo léo chỉ là một lợi thế cho những ai sở hữu nó chứ không phải là điều kiện tiên quyết. Nếu bạn không khéo léo thì cần chăm chỉ thực hành để bù đắp và cũng đừng quên rèn luyện khả năng tập trung, tỉ mỉ đến từng chi tiết nhỏ để tác phẩm nghệ thuật mà mình sáng tạo ra hoàn hảo nhất có thể, mang lại sự hài lòng cho khách hàng.
Cuối cùng để phát triển nghề nghiệp tốt hơn, bạn cần phải nhanh chóng cập nhật, học hỏi các xu hướng, kỹ thuật mới để vận dụng cho chính mình, nâng cao tay nghề. Chỉ với những yếu tố trên chắc chắn việc học nail sẽ không còn khó khăn gì với bạn nữa.
Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Cơ hội việc làm và tiềm năng phát triển ngành nail ở Mỹ
Ngành nail tại Mỹ không chỉ mở ra nhiều cơ hội việc làm cho người nhập cư mà còn mang lại tiềm năng phát triển đáng kể với mức thu nhập ổn định.
Ngành nail tại Mỹ đang phát triển mạnh mẽ với nhu cầu cao về thợ nail chuyên nghiệp. Theo Cục Thống kê Lao động Mỹ (BLS), ngành này dự kiến tăng trưởng 9% từ năm 2022 đến năm 2032, nhanh hơn mức trung bình của tất cả các ngành nghề. Mỗi năm, có khoảng 25.500 cơ hội việc làm mới cho thợ nail, phần lớn do nhu cầu thay thế những lao động chuyển sang ngành khác hoặc nghỉ hưu. Các thợ nail làm việc chủ yếu trong các tiệm nail, spa, và salon tóc.
Mức thu nhập của thợ nail tại Mỹ khá hấp dẫn. Theo BLS, mức lương trung bình cho thợ nail là 16,47 USD/giờ (khoảng 34.250 USD/năm). Mức thu nhập có thể thay đổi tùy theo vị trí địa lý và kinh nghiệm làm việc. Các tiểu bang có mức lương cao nhất cho thợ nail bao gồm Nebraska (29,14 USD/giờ), Vermont (25,22 USD/giờ), và Oregon (23,59 USD/giờ). Tại các khu vực đô thị lớn như New York và Los Angeles, mức thu nhập cũng có thể cao hơn mức trung bình.
Người làm nail thường có cơ hội nhận thêm tiền tip từ khách hàng, tăng thêm tổng thu nhập. Ngoài ra, những thợ nail tự kinh doanh hoặc mở tiệm nail riêng có thể có mức thu nhập cao hơn do lợi nhuận từ kinh doanh.
Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn cái nhìn toàn diện về cách đi Mỹ làm nail. Ngành nail tại Mỹ không chỉ mở ra nhiều cơ hội việc làm và thu nhập ổn định mà còn là một con đường giúp người nhập cư vào cộng đồng mới. Bằng cách nắm vững các quy trình và yêu cầu cần thiết, từ việc lựa chọn visa phù hợp đến hoàn thành chương trình đào tạo và nhận giấy phép hành nghề, bạn có thể đặt nền móng vững chắc cho sự nghiệp của mình tại Mỹ.
Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc hỗ trợ, đừng ngần ngại liên hệ với Victory. Chúng tôi sẽ giúp bạn vững bước trên con đường sự nghiệp và đạt được thành công tại Mỹ.
Hoàn thành chương trình đào tạo và được cấp phép hành nghề
Để làm việc trong ngành nail tại Mỹ, bạn bắt buộc phải có giấy phép hành nghề. Các yêu cầu cụ thể về giấy phép có thể khác nhau giữa các bang, nhưng nhìn chung, các bước chính bao gồm:
Làm nail ở Mỹ lương bao nhiêu?
Như vậy, khi nghề nail nở rộng thì làm nail ở Mỹ lương bao nhiêu? Câu trả lời là 1 thợ mới ra nghề cũng sẽ được khoảng 500 đô/tuần, nếu thợ có tay nghề vững hơn có thể được cả ngàn đô/tuần và những người thợ nail chuyên nghiệp sẽ có thu nhập trên 2 ngàn đô chỉ trong 1 tuần.
Với mức thu nhập nghề nail khá cao nên cuộc sống thợ nail tại Mỹ đạt mức trung bình so với cộng đồng; và nếu như người thợ nail chịu khó có thể đạt được thu nhập cao hơn nữa.
Chương trình xin visa làm việc bằng nghề nail
Visa EB-3 là một trong những loại visa định cư phổ biến nhất dành cho lao động muốn làm việc trong ngành nail tại Mỹ.
Quy trình xin visa EB-3 bao gồm các bước sau:
Vì sao người Việt lựa chọn nghề nail tại Mỹ
Vì nail là một ngành không đòi hỏi quá nhiều, bạn không cần trình độ, bằng cấp học vấn hay ngoại hình, chỉ cần khéo tay, tỉ mỉ là có thể theo ngành nail được rồi.
Khi người Việt sang Mỹ, đa số đều vướng phải rào cản ngôn ngữ nên rất khó để xin việc, hơn nữa, sức khỏe của chúng ta cũng không thể làm tốt những việc nặng nhọc như cắt cỏ, dọn tuyết…thì tất nhiên không ngành nào lựa chọn tốt hơn nail rồi.
Làm giàu từ nghề nail dễ hay khó, cần lưu ý những gì?
Làm việc ở Mỹ - Đi làm ''nail'' nuôi chuyện học ''nurse''
- Nếu không nói thời gian tôi nhảy đi làm nail thì sẽ là một thiếu sót trong chặng đường làm việc của tôi. Bởi khoảng thời gian này cho tôi rất nhiều kinh nghiệm sống và nhất là quyết định công việc nào hợp với khả năng của tôi.
ở Ohio cho đến giờ phút này vẫn còn thịnh. Mấy người bạn Việt Nam của tôi toàn theo nghề này và tụi nó khá giả vô cùng. Nghe mách bảo, tôi nhờ một đứa bạn “
” qua một trường ở Canada. Có lẽ ít ai nghĩ chuyện “
” xảy ra ở xứ này. Nhưng đó là chuyện có thật ở đây.
“Mua giờ” chưa tới một ngàn đô la, rồi gửi giờ và giấy chứng nhận “certificate” tới State Board, cùng lúc đó người bạn cho mượn cuốn sách học, thực tập làm móng tại nhà... và thế là đi thi.
Chỉ trong vòng hai tháng, tôi có bằng làm móng tay một cách chính thức ở Ohio. Đã vậy, tôi còn xúi ông chồng học nail với tôi. Anh ấy lấy bằng xong làm thử 6 tháng (sau giờ làm ở hãng) và dẹp luôn, đồng thời cấm bà vợ không được nhắc tới việc làm nail của ông ấy nữa.
Khi xin vào làm móng tay thì tôi cắt bớt giờ làm ở viện dưỡng lão, và đi làm nail vào ban ngày.
Việc làm móng tay cho người mới vào nghề chẳng thuận lợi mấy. Vì còn phải học hỏi rất nhiều để “nâng cao tay nghề.” Chỉ trong vòng một năm tôi đã phải làm qua ba tiệm nail. Phần vì không có tay nghề giỏi, phần lớn hơn vì không chịu nổi sự "lớn lối" của những cô chủ, cậu chủ. Họ làm chủ mà, muốn nói gì thì nói, muốn đối xử với thợ như thế nào thì đối xử, chả cần biết có tổn thương ai hay không. Không chỉ vậy, đôi khi họ còn trề môi chọc tức chuyện mình đi học nữa chứ, bảo “học ra làm tiền có cao hơn làm nail đâu, cũng phải luồn cúi người khác”...
Cuối cùng thì tôi cũng chọn được một tiệm có cô chủ biết điều và dễ thương. Tôi làm cho cô cho đến ngày học xong LPN. Đến giờ thỉnh thoảng tôi vẫn ghé thăm cô.
Thi lấy bằng LPN (Licensed Practical Nursing) xong là tôi từ giã ngành nail và hứa với lòng là không thể nào trở lại. Có những điều trong ngành này tôi không muốn viết ra, chỉ muốn giữ cho mình thôi. Tôi biết, nếu vợ chồng tôi theo nghề này đến giờ, có lẽ bây giờ chúng tôi đã rất giàu. Nhưng chúng tôi vẫn không làm như vậy. Tôi biết rằng nếu chôn vùi thời gian mỗi tuần 6, 7 ngày trong tiệm nail, tôi sẽ bỏ bê con cái và sẽ không bao giờ lấy được bằng RN (Registered Nurse).
Tháng Giêng, 2006, tôi chính thức bước vào làm bên cạnh Vivian, người làm công việc LPN (practical nursing) mà tôi có nhắc trong bài trước, mỗi tuần 3, 4 ngày.
Tháng Ba, 2006, tôi ghi danh học lớp RN và bắt đầu tiếp dùi mài kinh sử.
Làm việc bên cạnh Vivian nhưng khác “unit,” tôi vẫn được bà che chở và giúp đỡ. Có lẽ khoảng thời gian làm LPN bên cạnh bà là công việc dễ dàng nhất trong cuộc đời làm y tá của tôi. Tôi vẫn làm ca đêm, vì ban ngày con gái tôi có rất nhiều cuộc hẹn bác sĩ, và cũng là vì ca đêm cho tôi thời gian học bài.
Công việc bấy giờ của tôi là phát thuốc cho bệnh nhân, thay băng cho những vết thương, quản lý những “nursing assistant” của tôi và làm giấy tờ. Nghe thì dễ dàng lắm nhưng trách nhiệm đầy mình vì xứ này hở một cái là người ta thưa kiện. Đến giờ phút này thì tôi biết tại sao bà Vivian thương tôi đến như vậy. Bởi vì tôi “rất ngoan” với bà. Nhóm “nurse aide” của tôi cũng có nhiều người làm cho tôi điên cái đầu. Nhưng cám ơn trời, nhờ nhẫn nhịn, và đối xử với họ bằng tình người, cho đến giờ phút này, tôi chỉ phải viết cảnh cáo có một người và đề nghị đuổi việc một người mà thôi.
Những người bị khiển trách là do không làm tốt việc và đối xử không tốt với bệnh nhân. Trong một unit, y tá là người quản lý trực tiếp, nếu các “nursing assistant” làm sai mà còn cãi lại lệnh không chịu làm, y tá có quyền cho họ ra về. Tôi thì không bao giờ làm điều này, trong khi có rất nhiều y tá hành xử như thế. Bởi tôi đã từng là “nurse aide,” tôi hiểu sự vất vả, đôi khi oan ức của họ. Lỗi duy nhất là các “nurse aide” không có bằng cấp mà thôi. Bởi vậy, đôi lúc, tôi vẫn giúp các bạn ấy làm những công việc mà đáng ra tôi không phải làm. Bởi quan niệm sống của tôi là lấy lòng nhân để tạo lòng nhân.
Tôi nghĩ họ lập ra chương trình đào tạo y tá ngắn ngày như thế này là do sự thiếu thốn nhân lực trong ngành y tế. Tuy chương trình chỉ đào tạo có một năm, nhưng một LPN ra làm công việc như một RN, chỉ khác là không chuyền thuốc qua đường máu qua những “line” phía trên khuỷu tay. Có những LPN còn giỏi hơn RN vì khi học họ được thực tập rất nhiều, trong khi những trường RN thì nặng về lí thuyết. Nói gì thì nói, dù bây giờ là RN, tôi vẫn ghét những bệnh nhân gọi RN là "real nurse" còn gọi LPN không phải là nurse. Tôi vẫn tôn trọng và cảm kích những người bạn LPN làm chung với tôi, nhất là Vivian, đã giúp tôi rất nhiều trong thời gian mới ra làm việc.
Có nhiều người hỏi tôi là nên học LPN hay RN, tất nhiên là tôi khuyến khích họ học RN nhưng theo tôi, chẳng có gì là dở khi học LPN cả. Học chỉ một năm, ra làm lương cũng 40, 45 ngàn/năm. Thời gian tôi làm LPN ban đêm, thấy tôi ngồi học bài, Kelley, bạn tôi, thường đùa "you get paid to study". Đúng vậy, tôi làm xong công việc là nhào vô học bài, chẳng dám la cà các unit khác, bởi về nhà là có thời gian đâu. Vừa làm vừa đóng tiền học, khi xong chương trình RN, tôi không nợ một đồng tiền học nào.
Biết rằng ra RN là có thể làm lương cao hơn, nhưng trách nhiệm nặng hơn. Bởi vậy tôi cứ tà tà. Vì phải đóng tiền học, tiền nhà, nuôi con, chăm sóc đứa con gái bị bệnh tự kỷ... nên tôi đã cố gắng không mang vào mình quá nhiều stress. Do đã học qua chương trình LPN, có nhiều môn tôi được “transfer credit,” có nhiều môn tôi phải học lại... nên khi học RN tôi không cảm thấy vất vả lắm. Có những môn tôi phải đến lớp, có môn tôi phải lấy lớp online. Chương trình LPN nghiêng về thực hành nhiều hơn, còn RN thì nặng về lý thuyết, nhất là management.
Tà tà như vậy nên đến cuối 2010 tôi mới "dùi" xong chương trình RN.
Theo: Hằng Nguyễn - Người Việt Online
Làm nail ở Mỹ lương bao nhiêu là câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc, vì thấy phần lớn người Việt mình khi sang Mỹ đều chọn lựa làm nghề nail. Cùng Học Viện New Gem tham khảo bài viết dưới đây để tìm lời giải đáp cho thắc mắc trên nhé!
Có thể nói ngành nail ở Mỹ từ rất lâu đã do người Việt thống trị, dù bạn có đi đến bất cứ nơi nào tại Mỹ thì cũng sẽ thấy sự hiện diện của các tiệm nail do người Việt làm chủ. Từ những tiệm nail nhỏ chỉ vài ba chiếc ghế đến các salon sang trọng cả trăm thợ đều có bóng dáng của người VN.
Nghề nail tại Mỹ đã không còn là nghề kiếm sống qua ngày, đây đã trở thành nghề làm giàu, nghề kinh doanh đầu tư của nhiều người. Theo 1 thống kê của bộ kinh tế thì người Việt chiếm tới 70% thợ nail trong toàn nước Mỹ và có tới 85% tiệm nail do người Việt làm chủ.