Quần đảo này sở hữu rất nhiều hòn đảo lớn nhỏ khác nhau bên bờ Đại Tây Dương. Khi đi tour Ấn Độ giá rẻ đến đây, bạn sẽ đắm chìm vào không gian biển đảo sinh động, tuyệt vời của nơi này. Những bờ cát trắng, làn nước xanh trong, mát rượi có thể thấy cả đấy, những khu rừng nhỏ xanh ươm… tất cả cùng tạo nên một thiên đường nghỉ dưỡng đích thực cho mọi du khách du lịch Ấn Độ.
Tour du lịch Ấn Độ - Đền Taj Mahal
Taj Mahal là một trong 7 kỳ quan của thế giới, và đây chính là niềm tự hào của người Ấn Độ. Và có thể đến được đây trong chuyến du lịch Ấn Độ cũng là niềm tự hào của nhiều du khách. Đây là một lăng mộ cổ được xây dựng vào năm 1630 bởi vị hoàng đế Shal Jahan chung tình giành tình yêu cho hoàng hậu đã khuất Mumtaz Mahal. Du khách đi tour An Do sẽ được tìm hiểu sâu hơn về lịch sử của lăng mộ, và chiêm ngưỡng công trình lăng mộ hoành tráng này.
Tour du lịch Ấn Độ - Kashmir
Chuyến du lịch Ấn Độ không thể nào bỏ lỡ khám phá Kashmir một vùng đất thuộc tiêu rbang Jammuan Kashmir. Tour du lịch Ấn Độ đến với Kashmir du khách sẽ được chiêm ngưỡng một vẻ đẹp tuyệt vời của một vùng đất thay đổi liên tục theo thời gian. Thực sự không ngoa, khi Kashmir đã từng được mệnh danh là thiên đường của trái đất. Du lich An Do đến Kashmir chúng ta còn được chiêm ngưỡng cảnh quan tươi đẹp của hồ Nagin, vườn Mugal…
Tour du lịch Ấn Độ - Đền Meenakshi
Bạn khó có thể tìm thấy ở nơi nào khác ngôi đền độc đáo và kỳ lạ đọ lại đền Meenakshi này. Ngôi đền này nằm ngay bên sông Vaigai và cũng được biết đến những một trong những địa điểm tham quan tour Ấn Độ tâm linh thiêng liêng hàng đầu đất nước Nam Á này.
Đền Meenakshi ra đời từ tận thế kỷ 14 với lối kiến trúc Hindu đặc trưng và để thờ Meenakshi - nữ thần Parvati xuất hiện trong Hindu giáo. Ngôi đền được làm từ hàng ngàn bức tượng nhỏ, đầy màu sắc và rất tinh xảo. không chỉ có khách du lịch Ấn Độ mà nhiều tín đồ trên thế giới đều đổ xô đến đây hàng năm.
Bãi biển ở Goa lúc nào cũng thu hút đông đảo khách du lịch Ấn Độ.
Mumbai hay còn gọi là Bombay là điểm du lich An Do nổi tiếng. Đến với Mumbai du khách sẽ thấy được một sự sầm uất của một thành phố hiện đại mà bạn cảm thấy bị mê hoặc ngay lập tức. Mumbai cũng là nơi bắt nguồn của kinh đô điện ảnh Bollywood hiện nay.
Học bổng ASEAN đạo tạo thạc sĩ tại Trường Đại học Nalanda, Ấn Độ
Cập nhật lúc 23:35, Thứ sáu, 14/04/2023 (GMT+7)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Hà Nội, ngày 14 tháng 4 năm 2023
V/v Học bổng ASEAN đạo tạo thạc sĩ tại Trường Đại học Nalanda, Ấn Độ
Đại sứ quán Ấn Độ tại Hà Nội thông báo Chương trình học bổng ASEAN đào tạo thạc sĩ tại Trường Đại học Nalanda, Ấn Độ.
Đối tượng dự tuyển: Sinh viên các nước Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
Học bổng toàn phần: Vé máy bay khứ hồi, học phí, chỗ ở và sinh hoạt phí hàng tháng.
Các chương trình đào tạo: 02 năm
1. MBA (Quản lý và Phát triển bền vững) 2. Thạc sĩ khoa học về nghiên cứu môi trường và sinh thái học 3. Thạc sĩ Phật học, Triết học và Tôn giáo 4. Thạc sĩ nghiên cứu Ấn Độ giáo 5. Thạc sĩ Lịch sử 6. Thạc sĩ Văn học thế giới bằng tiếng Anh
Thời hạn dự tuyển: Ngày 31/5/2023.
Tiêu chí dự tuyển: https://nalandauniv.edu.in/admissions/eligibility-criteria/
Cách đăng ký: https://nalandauniv.edu.in/admissions/admission-process/
Địa chỉ liên hệ: [email protected]
Ban Hợp tác quốc tế trân trọng thông báo đến cán bộ, sinh viên của Học viện quan tâm dự tuyển./.
AKHILESH PILLALAMARRI| TRẦN KHIẾT BÁCH dịch |
Một trong những ngôi trường đại học nổi tiếng nhất thời xưa của Ấn Độ, Viện Đại học Nalanda, mới được tái khai giảng vào ngày 1-9-2014 vừa qua sau một thời gian gián đoạn hoạt động kéo dài suốt tám trăm năm. Cả những phế tích của Viện Đại học Nalanda cổ lẫn ngôi trường Đại học Nalanda mới đều tọa lạc gần Rajgir trong bang Bihar, Ấn Độ; một vùng đất tập trung nhiều di tích lịch sử và tôn giáo, kể cả Bồ-đề Đạo tràng, nơi Đức Phật thành đạo. Khu vực này là trung tâm của vương quốc cổ Magadha (Ma- kiệt-đà), nổi tiếng bởi chất men chính trị và tri thức của các vương triều thời ấy. Không chỉ là một trung tâm chính của Bà-la-môn giáo, Magadha từng là cái nôi của Phật giáo và Kỳ-na giáo. Đế quốc đầu tiên của Ấn Độ, đế quốc Maurya, cũng xuất phát từ Magadha; và vị hoàng đế nổi tiếng của vương triều này, Đại đế Ashoka (vua A-dục), đã là người có ảnh hưởng lớn lao trong việc bảo trợ và truyền bá Phật giáo đến khắp châu Á.
Thực sự, cái tên hiện thời của bang Bihar vốn có nguồn gốc từ thuật ngữ vihara, danh từ dùng để chỉ một tu viện của Phật giáo, cho thấy một số lượng rất lớn các tu viện Phật giáo đã từng được xây dựng rải rác khắp vùng ngày nay là Bihar. Viện Đại học Nalanda đã xuất hiện trong bối cảnh đó, tương tự những ngôi trường của các thị quốc Athens và Alexandria đã có mặt từ lòng nhiệt tình tri thức của nền văn minh cổ Hy Lạp trong vùng Địa Trung Hải. Xứ Ấn Độ cũng còn có nhiều trường đại học cổ khác như Takshashila (Taxila) thuộc nơi ngày nay là Pakistan, nhưng Viện Đại học Nalanda nổi bật do quy mô và tinh thần thế giới chủ nghĩa của mình.
Được xây dựng dưới thời đế quốc Gupta – nhà nước gắn liền với thời kỳ hoàng kim về mặt văn hóa và khoa học của Ấn Độ – Viện Đại học Nalanda nguyên thủy đã tồn tại từ năm 413 đến năm 1193. Mặc dù được xây dựng với tính cách là một trung tâm nghiên cứu triết lý Phật giáo, Viện Đại học Nalanda đã lần lần trở thành một học viện quan trọng cho việc nghiên cứu nhiều lãnh vực khác, kể cả những đề tài thế tục, tương tự phong cách của những trường đại học Thiên Chúa giáo thời trung cổ đã biến hóa từ những trung tâm nghiên cứu kinh viện để trở thành những tổ chức học thuật tổng quát hơn. Viện Đại học Nalanda đã từng nổi tiếng về mặt nghiên cứu toán học và y học.
Nguồn gốc Phật giáo và chương trình giảng dạy nghiêng hẳn về giáo lý Đức Phật của Viện Đại học Nalanda đã là lý do khiến viện thu hút một số rất lớn những sinh viên đến từ những xứ ngoài Ấn Độ, mang lại cho viện một không khí “tứ hải vi gia” và khuyến khích những cuộc diễn thuyết tri thức mang tính văn hóa đối chiếu. Theo các nhà nghiên cứu, chính kiến thức sâu rộng của các vị giảng sư ở Nalanda đã thu hút các vị học giả ở những nơi xa xôi như Trung Hoa, Đại Hàn, Nhật Bản, Tây Tạng, Mông Cổ, Thổ Nhĩ Kỳ, Sri Lanka và cả trong vùng Đông Nam Á. Vào lúc thịnh thời, viện đại học này có tới 10.000 sinh viên và 2.000 giáo sư với một thư viện tập trung khoảng vài trăm ngàn quyển sách.
Thật là không may, Viện Đại học Nalanda nguyên thủy đã bị phá hủy vào năm 1193. Một liên minh các vương triếu Ấn giáo ở phía Bắc bên trên Nalanda đã bị đánh bại bởi một viên tướng Hồi giáo người Afghanistan là Muhammad of Ghor trong trận giao tranh lần thứ hai ở Tarain vào năm 1192 khiến cho toàn bộ vùng thung lũng sông Hằng (Ganges River) ở Bắc Ấn trở nên trống trải trước những kẻ xâm lăng. Trong vòng một năm, viên tướng Thổ Nhĩ Kỳ là Bakhtiyar Khilji đã cho cướp bóc Viện Đại học Nalanda, một nơi hoàn toàn không phòng thủ, không xây dựng công sự và cũng không phải là một địa điểm có bất kỳ một giá trị quân sự chiến lược nào. Một bản biên niên sử của Thổ Nhĩ Kỳ thời bấy giờ tường thuật rằng đã có hàng ngàn vị Tăng bị đốt sống và hàng ngàn vị Tăng khác bị chặt đầu vì Khilji đã cố gắng bằng mọi khả năng để tiêu diệt Phật giáo. Việc đốt phá tòa thư viện đã diễn ra trong suốt nhiều tháng trời và “khói từ những bản sách viết tay bị đốt cháy đã tụ lại như một tấm màn đen bao phủ khắp những ngọn đồi phía dưới suốt nhiều ngày liền”. Vị Viện trưởng cuối cùng của Viện Đại học Nalanda phải bỏ chạy sang Tây Tạng.
Mục đích việc nối lại hoạt động củaViện Đại học Nalanda là để làm hồi sinh ở Ấn Độ tinh thần đã được coi là đặc trưng của Viện Đại học Nalanda thời cổ: tinh thần học tập của những người coi bốn biển là nhà. Nước Ấn Độ hiện đại cũng chẳng có bao nhiêu trường đại học được thế giới biết đến, có lẽ trừ ra Viện Công nghệ Ấn Độ (Indian Institutes of Technology IIT), một cơ sở học thuật nghiêng hẳn về khoa học. Tầm nhìn của Viện Đại học Nalanda mới là nhắm thiết lập một viện đại học quốc tế với một chương trình giảng dạy rộng rãi. Trang mạng của trường đại học này cho biết, “Viện Đại học Nalanda được thành lập vào năm 2010, dựa trên một đạo luật đặc biệt của Nghị viện Ấn Độ, một bằng chứng thể hiện địa vị quan trọng của viện trong toàn cảnh tri thức Ấn Độ hiện nay. Nalanda có địa vị của một trường đại học quốc tế, không giống bất kỳ một trường đại học nào khác đã được thành lập trong nước”.
Do lịch sử nổi trội của mình, Viện Đại học Nalanda đã được đặt dưới sự bảo trợ của một số nhân vật nổi tiếng như nhà kinh tế học đã được giải thưởng Nobel là ngài Amartya Sen, hiện đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hội đồng Quản trị Viện Đại học Nalanda. Một quỹ đại học trị giá 500 triệu đô-la Mỹ đã được mười lăm quốc gia châu Á hứa đóng góp; tuy nhiên, quỹ này chưa thực sự hoạt động. Thêm vào đó, do tình trạng thiếu ngân quỹ và sự chậm trễ của bộ máy thư lại ở Ấn Độ đã khiến cho ngôi trường chưa được xây dựng hoàn chỉnh vào lúc khai giảng. Hiện nay cũng mới chỉ có mươi lăm sinh viên theo học tại lớp học vừa khai giảng, trong đó chỉ có hai vị đến từ nước ngoài. Các lớp học đang được tổ chức trong hoàn cảnh tạm bợ vì một phần công trình vẫn chưa có thể bắt đầu trên một khuôn viên rộng 455 mẫu Anh (khoảng 1,82km2) trong lúc chờ chính quyền giải quyết các thủ tục khai quang.
Một lễ khánh thành chính thức được dự kiến tổ chức vào giữa tháng Chín này. Hy vọng của Hội đồng Quản trị là khi sự việc được biết đến, số lượng sinh viên sẽ tăng lên và nhiều ngân khoản sẽ được đổ vào. Một ý tưởng lớn như thế có được sự ủng hộ của nhiều nhân vật nổi tiếng như thế xứng đáng được thực hiện một cách tốt đẹp hơn so với những gì đang diễn ra. Hy vọng rằng chính phủ mới của Ấn Độ sẽ có khả năng thúc đẩy công việc mạnh mẽ hơn. Nếu Viện Đại học Nalanda đáp ứng được những mục tiêu theo kế hoạch thì đây sẽ là một bước nhảy vọt cho nền giáo dục cao cấp của Ấn Độ.■
Nguồn: India’s Nalanda University opens again after 800 years, bài đăng trên tạp chí Diplomat, Volume 34, 2014.
- Quốc khánh Ấn Độ: ngày 26-1 (1950)
- Ngôn ngữ chính: tiếng Hindi, tiếng Anh là phương tiện và là ngôn ngữ chính để truyền đạt kiến thức.
I. Lý do khiến bạn cần suy nghĩ để chọn Ấn Độ làm nơi du học
Ấn Độ là một đất nước có nền văn hoá đa dạng, di sản văn hoá phong phú và giá trị truyền thống sâu sắc luôn luôn gợi lên vẻ thần bí với cộng đồng quốc tế.
Ấn Độ là nước lớn thứ 7 và có dân số đứng thứ 2 trên thế giới. Nằm ở bán cầu Bắc, giáp với Pakistan, Afganistan, Trung Quốc… Ngày nay ấn Độ đang có những bước phát triển đáng kể về công nghiệp và là một trong 5 nước có nền công nghiệp phát triển nhất.
Từ thời rất xa xưa, Ấn Độ đã là trung tâm học tập, nơi mà rất nhiều môn học như triết học, tôn giáo, dược, toán học, xã hội học, chiêm tinh học được biên soạn và giảng dạy. Ngày nay, Ấn Độ được thừa nhận là cái nôi của nguồn nhân lực có kỹ năng, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Với một mạng lưới các trường đại học và cao đẳng bao gồm các học viện tiêu chuẩn quốc tế cung cấp chất lượng giáo dục tốt với chi phí học tập và sinh hoạt thấp, Ấn Độ đang nổi lên là một điểm du học hấp dẫn đối với sinh viên quốc tế.
Bên cạnh đó, các lợi thế: chi phí học tập ở đây rất rẻ, nền giáo dục với chất lượng cao, thủ tục nhập học và xin visa đơn giản, bằng cấp ở Ấn Độ được các nước trên thế giới công nhận... chính là yếu tố quan trọng thu hút sinh viên các nước trên thế giới đến đây học tập. Với tấm bằng của Ấn Độ, bạn có thể đến một nước khác, như Mỹ chẳng hạn, để tiếp tục việc học của mình.
Các sinh viên nước ngoài đều được vào thẳng trường đại học của Ấn Độ. Vì các khoá học đều sử dụng tiếng Anh, các sinh viên chưa tự tin vào khả năng ngôn ngữ của mình có thể sẽ học một khoá tiếng Anh từ 6 tháng đến 1 năm. Mỗi năm Ấn Độ đón hơn 10.000 sinh viên quốc tế đến từ mọi miền trên thế giới.
Người dân Ấn Độ dùng tiếng Anh để giao tiếp là chủ yếu. Ấn Độ là nước có số dân nói tiếng Anh lớn thứ 3 trên thế giới. ở đất nước này, người ta thờ tất cả các đạo giáo. Có thể nhìn thấy người Ấn giáo đi cạnh người Hồi giáo, Thiên chúa giáo, Phật giáo, người Sikhs...
Ở Ấn Độ, các sinh viên thường rất khó tìm được việc làm khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Vì vậy, tốt nhất là bạn không nên trông chờ quá nhiều vào nguồn thu nhập này. Thông thường ở các trường tại các thành phố lớn, điều kiện sinh hoạt khá hơn các nơi khác, vì có hệ thống ký túc xá riêng cho sinh viên nước ngoài. Các trường kỹ thuật có nhiều sinh viên nước ngoài cũng như vậy.
Bangalore được cho là Thung lũng Silicon của Ấn Độ
Ấn Độ có môi trường thân thiện và nền văn hoá phù hợp với các nước Châu Á.
Các thành phố mà học sinh, sinh viên Việt Nam thường đến du học là New Delhi, Bangalore…
Trong hệ thống giáo dục của Ấn Độ, sau giai đoạn 10+2 bao gồm 10 năm của bậc tiểu học và phổ thông cơ sở và 2 năm của bậc phổ thông trung học là giáo dục bậc đại học.
- Cấp trung học phổ thông: 2 năm.
- Bậc đại học: 3 - 4 năm (kỹ sư: 4 năm, ngành y: 5 năm rưỡi).
Ấn Độ có hệ thống 252 trường đại học đa dạng và có bề dày truyền thống với các ngành học Kỹ thuật và công nghệ, Khoa học vi tính, Công nghệ thông tin và Sinh học, Y nha khoa, Dược và trợ Y, Nông nghiệp thú y, công nghệ bơ sữa và nông nghiệp, Nghệ thuật, thương mại, khoa học và quản lý du lịch.
Các khoá học đại học thường bắt đầu vào tháng 6 và tháng 7 hàng năm và kết thúc vào tháng 3 và tháng 4 năm sau.
Cao đẳng: Một vài trường cao đẳng ở Ấn Độ có tổ chức các khóa học trong thời gian 3 năm bao gồm các môn học như kỹ thuật, công nghệ thông tin... . Các ứng viên học hết 10 năm phổ thông cơ sở đủ điều kiện để tham gia các khóa học này.
Đại học: Các khóa học đại học được phân ra các lớp như nghệ thuật, khoa học, quản lý... trong thời gian 3 năm. Các khóa học đại học khác cấp bằng chuyên nghiệp như kỹ sư (4-5 năm); y và nha khoa (4 năm rưỡi và 1 năm làm bác sĩ thực tập nội trú); dược (4 năm); ngoài ra, còn co khóa học dài hạn hơn).
Sau đại học và tiến sĩ: Các khóa học sau đại học thuộc các ngành nghệ thuật và khoa học trong thời gian 2 năm; Y khoa trong thời gian 3 năm và công nghệ, kỹ thuật trong vòng 1 đến 1 năm rưỡi sẽ được cấp bằng cao học. Riêng nghiên cứu sinh tối thiểu là 3 năm và có thể lên 5 năm tùy theo từng cá nhân.
Các khóa học tiếng Anh: Những người muốn nâng cao trình độ tiếng Anh của mình trước khi tham gia vào khóa học chính thức, có thể đăng ký theo học các khóa học bổ sung tiếng Anh.
Để có thể vào học các khóa học đại học, đa số các trường đại học và các viện của Ấn Độ yêu cầu các ứng viên phải có bằng tốt nghiệp PTTH (tương đương với 10+2 của hệ thống giáo dục Ấn Độ). Các sinh viên quốc tế đã có bằng tốt nghiệp chương trình PTTH hoặc chương trình tương đương chấp nhận ở Ấn Độ và mong muốn xin được chấp nhận vào học có thể gửi kèm đề cương của kỳ thi tốt nghiệp tại nước sở tại để xác định sự tương đương về bằng cấp mà ứng cử viên có.
Đối với các khóa học sau đại học, yêu cầu các ứng cử viên phải có bằng tốt nghiệp đại học.
V. Học phí và chi phí sinh hoạt
So với nhiều quốc gia khác như Úc, Anh, Mỹ... thì học tập tại Ấn Độ chi phí thấp hơn rất nhiều. Tùy theo khoá học, trường học và vùng học chi phí cho học tập và sinh hoạt có thể khác nhau. Có thể ước tính như sau :
1. Đối với đại học: thời gian 3 - 4 năm. Ngành Y: 5 - 6 năm. Ngành Dược : 4 năm.
+ Học phí từ 1,500 - 2000 USD/ năm đối với đại học.
+ Sinh viên quốc tế đều được ở trong ký túc xá.
+ Chi phí cá nhân cho 1 năm học khoảng 1.200 - 1.800 USD/năm.
Bao gồm: Tiền ở, chi phí vặt, tiền đi lại, bảo hiểm, các thiết bị đào tạo, thiết bị thí nghiệm, máy tính và chi phí cho các chuyến tới thăm các cơ sở công nghiệp.
+ Ngành khoa học công nghệ và kỹ thuật : 1 - 1,5 năm.
+ 8000 - 10,000 USD/ cả khoá học (có ăn ở và sinh hoạt phí).
VI. Hồ sơ làm thủ tục và điều kiện nhập học
Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn đọc có thể vào website:
http://www.iced.edu.vn/chaua.htm
www.aiuweb.org Cung cấp thông tin của Hiệp hội các trường Đại học của ấn Độ, thuộc Chính phủ Ấn Độ
www.education.nic.in Các thông tin chung, tư vấn chọn trường và khóa học, hướng dẫn thủ tục nhập học.
www.campuscloseup.com Cung cấp các thông tin về chính sách hệ thống giáo dục của Ấn Độ.
www.campuscloseup.com Cung cấp những thông tin cập nhật nhất về giáo dục bậc cao tại Ấn Độ.
www.mindzones.com Cung cấp thông tin trong lĩnh vực đào tạo Công nghệ Thông tin tại Ấn Độ.
www.onlinevarsity.com Cung cấp thông tin trong lĩnh vực đào tạo công nghệ thông tin của Aptech.
– Các cỡ ảnh trong giấy tờ sẽ phụ thuộc vào yêu cầu của từng trường.
– Tuỳ theo trường yêu cầu về hồ sơ và thủ tục đăng ký du học có thể khác nhau một chút.
– Một số trường ĐH Ấn Độ có hạn chế về tuổi và điểm học trong PTTH. Hãy tìm hiểu kỹ trước khi nộp hồ sơ.
– Ấn Độ sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính trong việc dạy và học cho du học sinh. Du học Ấn Độ không có yêu cầu gắt gao trong các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế như TOEFT hay IELTS. Tuy nhiên, bạn phải tham dự phỏng vấn và kiểm tra tiếng Anh thì mới được cấp visa. Vì thế, một nền tảng tiếng Anh tốt cũng là điểm cộng khi xin visa du học Ấn Độ.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ấn Độ là một quốc gia rộng lớn, với dân số đông. Quốc gia này có nhiều nền văn hóa, với nhiều tôn giáo khác nhau. Chuyến du lịch Ấn Độ để khám phá đất nước này sẽ là một sự trải nghiệm tuyệt vời cho một hành trình du lịch nước ngoài. Đến với đất nước Ấn Độ trong tour du lịch Ấn Độ để tham quan những điểm du lịch nổi tiếng, để khám phá những nét văn hóa, và để tìm hiểu về cuộc sống con người nơi đây.