Địa Điểm Làm Thủ Tục Hải Quan Của Doanh Nghiệp Chế Xuất Ở Mỹ

Địa Điểm Làm Thủ Tục Hải Quan Của Doanh Nghiệp Chế Xuất Ở Mỹ

Căn cứ tại Điều 74 Thông tư 38/2015/TT-BTC sửa đổi bởi khoản 50 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC như sau:

Thời hạn cơ quan hải quan làm thủ tục hải quan

- Cơ quan hải quan tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan ngay sau khi người khai hải quan nộp, xuất trình hồ sơ hải quan theo quy định của Luật Hải quan 2014.

- Sau khi người khai hải quan thực hiện đầy đủ các yêu cầu để làm thủ tục hải quan quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 21 Luật Hải quan 2014 2014, thời hạn công chức hải quan hoàn thành kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải được quy định như sau:

+ Hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ chậm nhất là 02 giờ làm việc kể từ thời điểm cơ quan hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan;

+ Hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hóa chậm nhất là 08 giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hóa cho cơ quan hải quan. Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành về chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật có liên quan thì thời hạn hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa được tính từ thời điểm nhận được kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định.

Trường hợp lô hàng có số lượng lớn, nhiều chủng loại hoặc việc kiểm tra phức tạp thì Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan quyết định việc gia hạn thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa, nhưng thời gian gia hạn tối đa không quá 02 ngày;

+ Việc kiểm tra phương tiện vận tải phải bảo đảm kịp thời việc xếp dỡ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, việc xuất cảnh, nhập cảnh của hành khách và bảo đảm việc kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của Luật Hải quan 2014.

- Việc thông quan hàng hóa được thực hiện theo quy định tại Điều 37 Luật Hải quan 2014.

- Cơ quan hải quan thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa vào ngày lễ, ngày nghỉ và ngoài giờ làm việc để bảo đảm kịp thời việc xếp dỡ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, việc xuất cảnh, nhập cảnh của hành khách, phương tiện vận tải hoặc trên cơ sở đề nghị của người khai hải quan và phù hợp với điều kiện thực tế của địa bàn hoạt động hải quan.

(HQ Online) - Doanh nghiệp chế xuất Nitori Việt Nam đề nghị cơ quan Tổng cục Hải quan hướng dẫn về thủ tục hải quan, chính sách thuế đối với trường hợp DN chế xuất bán hàng cho DN nội địa.

Trả lời đề nghị của DN, Tổng cục Hải quan cho biết, các văn bản quy phạm pháp luật đã quy định rõ thủ tục hải quan cũng như các chính sách thuế liên quan đến hàng hóa trong trường hợp DN chế xuất bán cho DN nội địa.

Cụ thể, tại khoản 2 Điều 2 Luật Thuế XK, thuế NK quy định về đối tượng chịu thuế bao gồm: “Hàng hóa XK từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa NK từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước".

Cũng tại khoản 4 Điều 2 Luật Thuế XK, thuế NK quy định: “Đối tượng chịu thuế XNK không áp dụng đối với trường hợp hàng hóa XK từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa NK từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác”; khoản 1 Điều 4 Luật Thuế XK, thuế NK quy định: “Khu phi thuế quan là khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam, được thành lập theo quy định của pháp luật, có ranh giới địa lý xác định, ngăn cách với khu vực bên ngoài bằng hàng rào cứng, bảo đảm điều kiện cho hoạt động kiểm tra, giám sát kiểm soát hải quan của cơ quan Hải quan và các cơ quan có liên quan đối với hàng hóa XNK và phương tiện, hành khách XNC; quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu phi thuế quan với bên ngoài là quan hệ XNK”.

Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 22 Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định: “Trường hợp sản phẩm được sản xuất, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan có sử dụng nguyên liệu, linh kiện NK từ nước ngoài thì khi NK vào thị trường trong nước phải nộp thuế NK theo mức thuế suất trị giá tính thuế của mặt hàng NK vào nội địa Việt Nam”.

Đặc biệt, khoản 3 Điều 26 Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định: “DN chế xuất được hưởng ưu đãi đầu tư và chính sách thuế đối với khu phi thuế quan kể từ thời điểm đầu tiên lập DN chế xuất được ghi tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh hoặc Giấy xác nhận đăng ký DN chế xuất của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền. Sau khi hoàn thành quá trình xây dựng, DN chế xuất phải được cơ quan Hải quan có thẩm quyền xác nhận việc đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của pháp luật về thuế XNK trước khi chính thức đi vào hoạt động. Trường hợp DN chế xuất không được xác nhận đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan thì không được hưởng chính sách thuế áp dụng đối với khu phi thuế quan. Việc kiểm tra, xác nhận, hoàn thiện điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan của DN chế xuất thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế XNK”.

Điểm c khoản 4 Điều 26 Nghị định 35/2022/NĐ-CP cũng quy định: “DN chế xuất được bán, thanh lý vào thị trường nội địa tài sản đã qua sử dụng và các hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư và quy định khác của pháp luật có liên quan. Tại thời điểm bán, thanh lý vào thị trường nội địa không áp dụng chính sách quản lý hàng hóa XNK trừ trường hợp hàng hóa thuộc diện quản lý theo điều kiện, tiêu chuẩn, kiểm tra chuyên ngành chưa thực hiện khi NK; hàng hóa quản lý bằng giấy phép thì phải được cơ quan cấp phép NK đồng ý bằng văn bản”; khoản 11 Điều 26 Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định: “DN chế xuất được bán hàng hóa vào thị trường nội địa. Hàng hóa NK từ DN chế xuất, khu chế xuất vào thị trường trong nước thuộc đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật về thuế XNK”.

Điểm b khoản 1 Điều 35 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định: “Hàng hóa XNK tại chỗ bao gồm: Hàng hóa mua bán giữa DN nội địa với DN chế xuất, DN trong khu phi thuế quan”; khoản 2 Điều 75 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 51 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC quy định: “Đối với hàng hóa mua, bán giữa DN chế xuất với DN nội địa: DN chế xuất, DN nội địa làm thủ tục hải quan XNK tại chỗ theo loại hình tương ứng quy định tại Điều 86 Thông tư này”.

Đối chiếu với các quy định và chính sách hiện hành, theo Tổng cục Hải quan, trường hợp DN chế xuất (đáp ứng định nghĩa khu phi thuế quan theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Thuế XK, thuế NK và được xác nhận đáp ứng điều kiện kiểm tra giám sát hải quan) NK nguyên liệu từ nước ngoài để sản xuất sản (thuộc đối tượng không chịu thuế), sau đó DN chế xuất bán sản phẩm cho DN nội địa thì DN chế xuất và DN nội địa thực hiện thủ tục hải quan XNK tại chỗ.

Khi XK sản phẩm của DN chế xuất vào nội địa thì DN chế xuất sử dụng mã loại hình E42 (XK sản phẩm của DN chế xuất) để khai báo trên tờ khai hải quan XK; DN nội địa khi NK hàng hóa của DN chế xuất phải nộp thuế NK theo mức thuế suất, trị giá tính thuế của mặt hàng NK vào nội địa Việt Nam.

Doanh nghiệp nội địa bán hàng hóa cho doanh nghiệp chế xuất có được tính thuế VAT là 0% không?

Quy định tại Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC như sau:

Các trường hợp không áp dụng mức thuế 0% quy định tại khoản 3 Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC như sau:

Như vậy, áp dụng thuế suất 0% đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế; hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu.

Hàng hóa bán vào khu phi thuế quan theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, hàng bán cho cửa hàng miễn thuế sẽ được áp dụng thuế suất 0%.

Trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế 0% quy định tại khoản 3 nêu trên.

Tùy thuộc vào mặt hàng bán thì mới xác định được có được hưởng thuế VAT là 0% hay không, bạn tìm hiểu thêm để biết thông tin chi tiết.

Thủ tục hải quan đối với doanh nghiệp chế xuất

Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp thực hiện hoạt động chế xuất trong khu chế xuất, khu công nghiệp và khu kinh tế.

Hoạt động chế xuất là hoạt động chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, cung ứng dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu

(khoản 20, 21, nghị định số 35/2022/nđ-cp ngày 26/5/2022 của chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế)

Như vậy, doanh nghiệp chế xuất  là doanh nghiệp chuyển sản xuất hàng hoá xuất khẩu, cung ứng dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu.