Lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với mặt hàng đường (mã HS 17.01) phân giao theo phương thức đấu giá năm 2022 là 113.000 tấn
Hạn ngạch nhập khẩu (Import Quota)
Hạn ngạch nhập khẩu trong tiếng Anh gọi là Import Quota.
Hạn ngạch nhập khẩu thường là một hình thức hạn chế về số lượng và thuộc hệ thống giấy phép không tự động. Khi hạn ngạch ngập khẩu được qui định cho một loại sản phẩm đặc biệt nào đó, thì Nhà nước đưa ra một định ngạch (tổng định ngạch) nhập khẩu mặt hàng đó trong một khoảng thời gian nhất định không kể nguồn gốc hàng hóa đó từ đâu đến.
Cơ quan nào có thẩm quyền áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu?
Căn cứ tại Điều 19 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về thẩm quyền áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu như sau:
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan, tổ chức khác có liên quan để quyết định việc áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu.
Biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu là gì?
Căn cứ tại Điều 17 Luật Quản lý ngoại thương 2017 định nghĩa về biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu như sau:
- Hạn ngạch xuất khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định áp dụng để hạn chế số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa xuất khẩu ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
- Hạn ngạch nhập khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định áp dụng để hạn chế số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam.
Hàng hóa nào bị áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 18 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định những hàng hóa thuộc trường hợp sau bị áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu:
Như vậy theo quy định trên có 03 trường hợp hàng hóa bị áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu.
Hàng hóa nào bị áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu? Cơ quan nào có thẩm quyền áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu? (Hình từ Internet)
Đối tượng nào được xem xét cấp Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan?
Căn cứ tại Điều 14 Thông tư 12/2018/TT-BCT về hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương và Nghị định 69/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành quy định đối tượng được xem xét cấp Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan như sau:
Như vậy theo quy định trên mặt hàng thuốc lá nguyên liệu, muối, trứng gia cầm, đường tinh luyện, đường thô là những mặt hàng được Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan.
Đặc điểm quản lí bằng hạn ngạch
- Một là, quản lí về số lượng hoặc giá trị hàng hóa.
- Hai là, quản lí về thị trường xuất khẩu hoặc nhập khẩu.
- Hạn ngạch nhập khẩu quốc gia: thị trường nhập khẩu là một quốc gia.
- Hạn ngạch nhập khẩu khu vực: thị trường nhập khẩu là một khu vực.
- Hạn ngạch nhập khẩu toàn cầu: thị trường nhập khẩu là tất cả các nước.
- Ngoài ra, các hạn ngạch hạn chế nhập khẩu thường được qui định kèm theo quản lí bằng biện pháp thuế quan nên được gọi ghép là hạn ngạch thuế quan. Hạn ngạch thuế quan là cắt giảm thuế quan đối với một số lượng hàng nhập khẩu nhất định. Hàng nhập khẩu vượt quá định mức này phải nộp thuế cao hơn. Trong đó có hai loại cơ bản là:
• Hạn ngạch thuế quan mở cửa thị trường tối thiểu.
• Hạn ngạch thuế quan theo mức độ mở cửa hiện hành.
Mục đích của quản lí nhập khẩu bằng hạn ngạch
- Thứ nhất, bảo hộ sản xuất trong nước: việc bảo hộ sản xuất nội địa có thể đạt được bằng biện pháp đánh thuế, cũng có thể đạt được bằng các biện pháp phi thuế quan khác, trong đó có hạn ngạch nhập khẩu.
- Thứ hai, sử dụng có hiệu quả quỹ tiền tệ: trong trường hợp cán cân thanh toán mất cân đối để hạn chế sử dụng ngoại tệ. Hạn ngạch là một trong những biện pháp có tác động mạnh, trực tiếp khắc phục tình trạng này thông qua việc hạn chế nhập khẩu.
- Thứ ba, thực hiện các cam kết của chính phủ ta với nước ngoài: hạn ngạch còn được cấp cho các doanh nghiệp nhằm đảm bảo thực hiện các cam kết mà Chính phủ đã ký kết với nước ngoài. Những cam kết này thường mang cả ý nghĩa chính trị và kinh tế.
(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế Ngoại thương, NXB Lao động – Xã hội)