Hiện nay công việc thời vụ được người lao động yêu thích bởi tính linh hoạt về thời gian và giúp họ có thêm nguồn thu nhập. Tuy nhiên khi ký hợp đồng thời vụ có phải đóng bảo hiểm không khiến nhiều lao động băn khoăn. Trên thực tế việc đóng bảo hiểm sẽ căn cứ vào nhiều yếu tố, những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn.
Hợp đồng thời vụ là hợp đồng gì?
Hợp đồng thời vụ là cách gọi theo tính chất thời gian làm việc mùa vụ của người lao động. Để hiểu rõ hơn về loại hợp đồng này người lao động cần nắm được thông tin về các loại hợp đồng lao động được giao kết.
Căn cứ theo Điều 20, Bộ luật Lao động 2019 quy định từ ngày 01/01/2021, hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong 02 loại sau đây:
Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;
Hợp đồng lao động xác định thời hạn: là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
Theo quy định này, có thể hiểu hợp đồng lao động thời vụ là hợp đồng lao động xác định thời hạn không quá 36 tháng. Hợp đồng thường phát sinh theo mùa vụ hoặc công việc nhất định.
Hợp đồng thời vụ không phải đóng bảo hiểm khi có số ngày làm việc từ 14 ngày/tháng trở xuống
Căn cứ theo quy định tại theo Khoản 4, Điều 42, Quy trình ban hành theo Văn bản hợp nhất số 2089/VBHN-BHXH ngày 26/6/2020 của BHXH Việt Nam quy định:
“4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH”
Theo quy định này người lao động làm việc theo hợp đồng thời vụ có số ngày làm việc từ 15 ngày trở xuống (số ngày nghỉ từ 14 ngày làm việc trở lên không hưởng lương trong tháng) thì không phải đóng bảo hiểm xã hội.
Hợp đồng thời vụ không phải đóng bảo hiểm khi lương mỗi tháng dưới mức lương cơ bản
Theo quy định tại Điểm 2.6, Khoản 2, Điều 6, Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối thiểu quy định như sau:
“2.6. Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Khoản này không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường”
Như vậy, với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng. Nếu người lao động làm việc theo hợp đồng lao động mùa vụ có mức lương theo tháng dưới mức lương tối thiểu vùng sẽ không phải đóng bảo hiểm xã hội.
Mức lương tối thiểu vùng năm 2023 được căn cứ theo quy định tại Nghị định số 38/2022/NĐ-CP, từ ngày 01/01/2023 được quy định như sau:
Tóm lại, hợp đồng thời vụ chỉ phải đóng bảo hiểm xã hội khi có thời gian làm việc từ một tháng trở lên, đảm bảo thời gian nghỉ không hưởng lương không quá 14 ngày/tháng và mức tiền lương được trả theo tháng lớn hơn mức lương tối thiểu vùng.
Hy vọng những chia sẻ từ Bảo hiểm xã hội điện tử eBH về hợp đồng thời vụ có phải đóng bảo hiểm không trong bài viết này sẽ giúp người lao động xác định được trường hợp đóng bảo hiểm xã hội của mình để nhận những quyền lợi khi tham gia BHXH mang lại.
Tôi có tham gia Bảo hiểm xã hội ở công ty Việt Nam được 4 năm, nay sắp đi xuất khẩu lao động tại Nhật.
Khi tôi làm việc ở Nhật thì có được đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH) nữa không? Nếu được thì có cộng dồn vào thời gian tôi tham gia bảo hiểm ở Việt Nam không? (Phương Loan)
Căn cứ điểm g khoản 1 Điều 2 Luật BHXH năm 2014, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Cụ thể là sẽ được hưởng các quyền lợi quy định tại điểm c, g, h khoản 1 Điều 6 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:
Thứ nhất, hưởng tiền lương, tiền công, chế độ khám bệnh, chữa bệnh, BHXH, bảo hiểm tai nạn lao động và quyền lợi, chế độ khác theo hợp đồng lao động; chuyển về nước tiền lương, tiền công, thu nhập, tài sản hợp pháp khác của cá nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động.
Thứ hai, không phải đóng BHXH hoặc thuế thu nhập cá nhân hai lần ở Việt Nam và ở nước tiếp nhận lao động nếu Việt Nam và nước đó đã ký hiệp định về bảo hiểm xã hội hoặc hiệp định tránh đánh thuế hai lần.
Thứ ba, nộp thuế, tham gia BHXH, hình thức bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động.
Cụ thể, theo điểm b khoản 2 Điều 85 Luật BHXH 2014, phương thức đóng BHXH bắt buộc đối với người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:
- Phương thức đóng được thực hiện 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng một lần hoặc đóng trước một lần theo thời hạn ghi trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Trong đó, người lao động đóng trực tiếp cho cơ quan BHXH nơi cư trú của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài hoặc đóng qua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
- Trường hợp đóng qua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp thu, nộp BHXH cho người lao động và đăng ký phương thức đóng cho cơ quan BHXH.
- Trường hợp người lao động được gia hạn hợp đồng hoặc ký hợp đồng lao động mới ngay tại nước tiếp nhận lao động thì thực hiện đóng BHXH theo phương thức quy định tại Điều 85 Luật BHXH 2014 hoặc truy nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội sau khi về nước.
Như vậy, khi bạn đi làm việc ở nước ngoài theo diện xuất khẩu lao động, bạn vẫn được tham gia đóng BHXH tại Việt Nam theo quy định của pháp luật. Thời gian đóng BHXH khi làm việc ở nước ngoài vẫn được cộng dồn vào thời gian bạn đã đóng BHXH tại Việt Nam.
Trường hợp đóng BHXH đầy đủ, bạn sẽ được hưởng đầy đủ các quyền lợi, chế độ của BHXH giống người lao động ở Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Hỏi: Luật sư cho tôi hỏi tôi làm tài xế cho công ty thực phẩm X được hơn một năm nay, hai bên ký kết với nhau hợp đồng dịch vụ vận chuyển theo từng đợt, vậy trường hợp của tôi có được công ty đóng bảo hiểm xã hội không?
Đối với câu hỏi trên bạn có thể tham khảo quy định pháp luật dưới đây:
Theo quy định tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về đối tượng áp dụng của Luật như sau:
“1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồnglao động không xác định thời hạn, hợp đồnglao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tácxã có hưởng tiền lương;
i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.”
Theo quy định tại Điều 513 BLDS 2015 về Hợp đồng dịch vụ như sau:
“Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.”
Theo đó, hợp đồng dịch vụ sẽ không có sự ràng buộc về thời gian làm việc, địa điểm làm việc, tiền lương, kỷ luật lao động,…như hợp đồng lao động mà chỉ là cung ứng dịch vụ, thực hiện công việc theo đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm như đã ký kết trong hợp đồng dịch vụ. Như vậy khi hai bên giao kết hợp đồng dịch vụ sẽ không làm phát sinh quan hệ lao động, không là đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội theo Luật Bảo hiểm xã hội nên trong trường hợp này sẽ không phải đóng bảo hiểm xã hội.
Nếu cần tư vấn, giải đáp thắc mắc vui lòng liên hệ:
Văn phòng: số 43, Lê Thị Hồng Gấm, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh
Mời bạn đọc sách: CẨM NANG MUA BÁN ĐẤT – PHÁP LÝ, CHIÊU TRÒ VÀ MƯU KẾ, tại link này:
Mời bạn đọc sách: CẨM NANG MUA BÁN NHÀ – PHÁP LÝ, CHIÊU TRÒ VÀ MƯU KẾ, tại link này:
Mời bạn đọc sách: QUẢN TRỊ RỦI RO PHÁP LÝ TRONG KINH DOANH, tại link này: