Luyện Nghe Tiếng Đức Trình Độ A1

Luyện Nghe Tiếng Đức Trình Độ A1

theo CEFR: http://www.goethe.de/z/50/commeuro/303.htm

/ Mất bao lâu để học tiếng Đức A1?

Thời gian trung bình để có được chứng chỉ A1 là ba tháng

- Khi đã hiểu được khái niệm chung và nguồn gốc của tiếng Đức cũng như những cách để tạo động lực cho bản thân trong suốt quá trình học, thì bây giờ bạn đã có thể ước lượng được thời gian để hoàn thành tiếng Đức trình độ A1 cho mình. Trung bình người học phải mất ba tháng để đạt được chứng chỉ A1 theo lộ trình học của những trung tâm dạy tiếng Đức hay những giảng viên nổi tiếng. Tuy nhiên, con số này chỉ là tương đối nên tùy vào khả năng và thái độ học tập của mỗi người, có bạn hoàn thành sớm hơn và cũng có thành viên mất thời gian lâu hơn để làm điều đó.

- Những kĩ năng bạn cần có ở trình độ này là sử dụng những mẫu câu đơn giản và thông dụng, giới thiệu về bản thân, gia đình hay một tình huống cụ thể nào đó như bữa tiệc và những món quà. Ngoài ra, bạn phải nghe và hiểu được những đoạn hội thoại ngắn chậm rãi và rõ ràng. Cuối cùng là “cuộc chiến” kéo dài 80 phút trong phòng thi tại các điểm thi để đánh giá và cấp cho bạn tấm bằng xác nhận trình độ A1.

- Hi vọng những chia sẻ trên có thể giúp ích cho bạn biết thêm về tiếng Đức và trình độ A1 cũng như những bí quyết để tạo và duy trì động lực cho bản thân mình nhằm thu về những kết quả tốt và gặt hái được nhiều thành công.

Tags: học tiếng đức a1 bao lâu, học tiếng đức a1 online, học tiếng đức ở đâu tphcm, học tiếng đức a1 miễn phí, ngữ pháp tiếng đức, bảng chữ cái tiếng đức, đề thi a1 tiếng đức.

Ba tháng để hoàn thành tiếng Đức A1 với những hiểu biết sau:

- Có 5 loại ngôn ngữ được các nhà ngôn ngữ học đánh giá là khó học nhất thế giới đó là Trung Quốc, Nhật Bản, Hungary, Ả Rập và Hàn Quốc. Tuy nhiên, đối với tiếng Đức đất nước của những cỗ xe tăng bọc thép, nhiều bạn trẻ du học Đức cho rằng đây là thứ ngôn ngữ khá phức tạp và sẽ dễ dàng bỏ cuộc nếu không có ý chí quyết tâm cao. Sở dĩ nó khó là vì những cấu trúc ngữ pháp rối rắm, những động từ “biến hóa” khôn lường hay những tính từ thay đổi liên tục theo chủ ngữ và những giống của danh từ.

- Cụ thể, không như đa số những loại ngôn ngữ khác khi giới tính được chia làm hai loại là nam, nữ hay đực và cái, trong tiếng Đức có ba giống: Giống đực (der - Maskulinum), giống cái (die - Femininum), giống trung (das – Neutrum) và những giống này được phân biệt khá phức tạp, chẳng hạn như chiếc xe hơi BMW được xem là giống đực, xe máy là giống cái hay thành phố Berlin là giống trung. Đối với tính từ, trong khi tiếng Việt chúng ta tính từ luôn đứng sau danh từ và không thay đổi theo số lượng, tiếng Đức là một phạm vi khó hơn khi tính từ có thể đứng trước hoặc sau danh từ và biến đổi theo giống, số lượng và từng cách của danh từ đó.

- Ngoài ra, danh từ còn có thể ghép được với nhau để tạo thành một danh từ khác mang ý nghĩa và từ phức tạp hơn. Danh từ dài nhất được ghép lại trong tiếng Đức từng được ghi nhận dài tới 63 chữ cái đó là “Rindfleischetikettierungsüberwachungsaufgabenübertragungsgesetz”, dịch là “Luật về chuyển trách nhiệm giám sát việc dán nhãn mác thịt bò”. Một trong những điểm ngữ pháp trong tiếng Đức khiến người học ái ngại nhất đó là động từ - “nỗi ám ảnh” của người mới bắt đầu. Động từ sẽ được chia theo từng ngôi như “ich, du, sie, er, es, ihr” và có rất nhiều động từ bất quy tắc, đứng trước loại này thì mọi quy tắc đều trở nên vô dụng. Bên cạnh đó, có những động từ chỉ đặc biệt đi với danh từ là người hay động vật hay thực vật mà bạn cần phải nắm rõ. Vì thế, cách tốt nhất là ngoài học thuộc lòng bạn cần tham khảo thêm kinh nghiệm của những người đi trước để đúc kết cho mình những mẹo dễ nhớ hơn.

- Điểm khó nhất trong ngôn ngữ Đức là cấu trúc câu cú. Chỉ trong một khung văn phạm, người ta có thể tạo thành một câu phức dài cả trang giấy với nhiều “câu trong câu”, nhiều tầng và lớp khác nhau. Do đó dù cho bạn có thể giao tiếp dễ dàng nhưng chưa hẳn bạn có thể viết tốt và hiểu hết được văn phạm thứ ngôn ngữ này.

Ngôn ngữ này được đánh giá là khá khó học!

2/ Bạn sẽ không thấy chán nản trong quá trình học với những gợi ý sau:

- Xét về nguồn gốc thì tiếng Đức có nhiều điểm tương đồng so với tiếng Anh và có những quy tắc nhất định giúp bạn dễ dàng hơn trong việc học. Nhưng thứ quan trọng nhất vẫn là ý chí quyết tâm, niềm đam mê học tập và thái độ ôn luyện của bạn. Dưới đây là những cách giúp bạn có thêm động lực và quyết tâm hơn trong quá trình học của mình.

- Đầu tiên, bạn cần có mục tiêu và định hướng học tập rõ ràng vì khi đó bạn sẽ có cơ sở để lập ra kế hoạch học tập một cách cụ thể và chi tiết. Nếu học tiếng Đức A1 thì bạn cần phải có kế hoạch về thời gian hoàn thành cũng như những mốc quan trọng cần đạt được trong suốt quá trình học. Sau đó là lựa chọn một phương pháp học tập phù hợp cho mình. Có nhiều phương pháp học khác nhau như đến các trung tâm hay học online qua những trang web hoặc những kênh YouTube và việc bạn cần làm là lựa chọn cho mình một phương pháp phù hợp nhất.

- Ngoài ra, nếu đang học tiếng Đức bạn có thể giải trí bằng việc xem phim phụ đề tiếng Đức, nghe nhạc Đức hay tham gia những diễn đàn học tiếng Đức để trau dồi thêm kiến thức cho mình mà không thấy nhàm chán. Một điểm quan trọng khác là bạn cần phải xây dựng cho mình một thói quen học tập mỗi ngày. Ghi âm lại những câu từ bạn học và nói, làm bài tập đều đặn mỗi ngày, ôn bài và tự học đều đặn hay tự theo dõi quá trình học tập của mình là những thói quen tốt mà bạn nên tập.

Có những bí quyết để tạo động lực học tiếng Đức mà bạn nên áp dụng

- Cuối cùng, chắc hẳn là dù có áp dụng cách nào đi nữa cũng không thể tránh khỏi những lúc mệt mỏi và nản lòng khi học tiếng Đức. Tuy nhiên, hãy ngồi lại và suy nghĩ về những gì bạn đã phải đánh đổi để đi đến được tới giai đoạn này, mục tiêu ban đầu, thời gian và công sức bạn đã bỏ ra để có được lượng kiến thức như ngày hôm nay. Những điều đó sẽ giúp bạn có thêm động lực để tiếp tục con đường chinh phục những thành công phía trước của mình.