Designer, Editor, and Musician in Số 12 Ngõ Simco, Phạm Hùng, Mỹ Đình 1, Q. Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội
Nhà hàng Nhật Fukurai Đào Tấn
Nằm trên con phố nhộn nhịp nhưng Fukurai lại mang vẻ trầm lặng, bình yên đến lạ kì. Đây là nhà hàng Nhật Đào Tấn khắc họa đậm nét gu ăn uống cũng như cách thưởng thức của người Nhật. Fukurai được thiết kế theo phong cách Nhật cổ điển với màu nâu làm chủ đạo.
Không gian nhà hàng rộng, được chia thành các phòng riêng. Mỗi phòng có cách bài trí riêng nhưng đều toát lên sự mộc mạc, nhẹ nhàng, thanh nhã. Đây chắc chắn là địa điểm lí tưởng để các gia đình quây quần ăn uống, tâm sự.
Đến Fukurai, bạn sẽ khá phân vân vì thực đơn ở đây vô cùng phong phú. Mỗi món ăn đều mang nét đẹp của văn hóa ẩm thực Nhật Bản. Sự kết hợp hoàn hảo của các nguyên liệu từ biển khơi đã tạo nên những món ăn ấn tượng. Có thể kể đến các món như sushi cá hồi, sashimi bụng cá hồi, mì Ramen, lẩu nấm Fukurai.
Nguồn nguyên liệu sử dụng chế biến ở Fukurai được lựa chọn vô cùng kĩ càng và khắt khe. Bên cạnh đó, đội ngũ đầu bếp am hiểu ẩm thực xứ sở hoa anh đào đã giúp cho món ăn thêm thơm ngon, chiếm được cảm tình thực khách.
Nhà hàng Nhật 15 Đào Tấn Hanayuki
Hanayuki là một trong những nhà hàng Nhật Đào Tấn được ưa chuộng tại Hà Nội. Đến Hanayuki, ấn tượng đầu tiên của bạn chắc chắn là thiết kế đậm chất Nhật Bản. Nhà hàng có không gian rộng, bàn ghế kiểu Nhật được bài trí riêng tư với bình phong che chắn. Nội thất chủ yếu là màn tre, tranh sơn thủy, kết hợp cùng đèn lồng. Tất cả hòa quyện với nhau cho bạn cảm giác như đang đến một nhà hàng Nhật thực thụ.
Ảnh: Hanayuki Japanese Restaurant
Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, tận tình, chu đáo đã mang lại sự thoải mái cho thực khách. Đặc biệt, nhân viên ở đây đều khoác lên mình bộ trang phục truyền thống Nhật bản, điểm thêm đôi hài gỗ cực kỳ duyên dáng. Điều này đã tạo nên không khí rất mới, rất riêng, chỉ có tại Hanayuki.
Ảnh: Hanayuki Japanese Restaurant
Thực đơn Hanayuki chủ yếu là sushi và sashimi. Đây là một trong những nhà hàng hiếm hoi tại Hà Nội phục vụ nguyên bản hương vị sashimi nổi tiếng của Nhật Bản. Sashimi ở đây luôn đảm bảo độ tươi và vị ngọt tự nhiên của hải sản. Bên cạnh đó, tạo hình khéo léo và tỉ mỉ khiến cho món ăn trở nên ngon miệng hơn.
Ảnh: Hanayuki Japanese Restaurant
Món ăn nổi bật ở Hanayuki là gỏi tôm nước ngọt Nhật Bản. Tôm sống được phục vụ nguyên con với những phần thịt được cắt miếng mỏng rất nghệ thuật. Hanayuki thu hút thực khách không chỉ ở cung cách phục vụ mà còn ở độ tươi ngon cũng như sự tinh tế của món ăn.
Hashiya – Quán nhật ngon Đào Tấn
Nếu bạn là tín đồ ẩm thực Nhật thì không thể bỏ qua nhà hàng Nhật Đào Tấn Hashiya. Nơi đây được xem là một góc thu nhỏ của văn hóa Nhật. Đến đây, bạn sẽ ngỡ ngàng với cách bài trí đơn giản mà thanh lịch, tinh tế. Nhà hàng sử dụng tông màu sáng làm chủ đạo kết hợp cùng bàn gỗ cao, quầy rượu đặc trưng tạo nên không gian Nhật có một không hai.
Nhà hàng có khu vực ăn uống chung và khu vực phòng riêng. Khu vực chung được thiết kế thành từng ô nhỏ ngăn cách bằng rèm gỗ chạm khắc tinh xảo. Những phòng riêng có thảm ngồi bệt lý tưởng cho những buổi hẹn hò hay sum vầy cùng gia đình.
Thức ăn ở Hashiya tập trung vào ẩm thực Nhật thuần túy với các món ăn truyền thống như mì Ramen, mì Udon, Sushi, Sashimi, Tempura, Salad, món nướng, lẩu Nhật,… Những món sushi, sashimi với vị ngọt tươi ngon của hải sản kết hợp vị mặn của nước tương hảo hạng và mù tạt cay nhẹ đảm bảo sẽ mang lại cho bạn xúc cảm đê mê khó lòng cưỡng lại.
Đến nhà hàng Nhật Đào Tấn này, bạn không thể bỏ qua món bò Nhật Wagyu nướng. Thịt bò ở đây có thớ thịt săn chắc, sở hữu vị ngọt thơm và độ mềm hiếm có. Để giữ lại vị bò nguyên vẹn, nhà hàng không tẩm ướp quá nhiều gia vị mà tập trung tạo ra công thức sốt chấm đặc biệt, phù hợp với khẩu vị của nhiều thực khách.
Designer, Editor, and Musician in Số 12 Ngõ Simco, Phạm Hùng, Mỹ Đình 1, Q. Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội
Thietbiamthanh24h.com là hệ thống Website thuộc công ty Khang Phú Đạt Audio chuyên tư vấn lắp đặt dàn âm thanh hội trường sân khấu chuyên nghiệp. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực âm thanh ánh sáng, chúng tôi tự hào là đơn vị giàu kinh nghiệm và được khách hàng tin tưởng.
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ ÂM THANH ÁNH SÁNG KHANG PHÚ ĐẠT
Địa chỉ: Số 12 Ngõ Simco, Phạm Hùng, Mỹ Đình 1, Q. Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội
Trong những năm gần đây, nhà hàng mang phong cách Nhật Bản đang ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Nhiều người xem việc thưởng thức ẩm thực Nhật cũng là khám phá cả “một kho tàng” thú vị. Nếu bạn vẫn chưa tìm được nhà hàng thưởng thức các món ăn chuẩn vị Nhật tại Hà Nội thì hãy cùng Digifood khám phá top 5 nhà hàng Nhật Đào Tấn khiến thực khách xao xuyến nhé.
New Sake được biết đến là một cái tên “lão làng” của nền ẩm thực Nhật Bản tại Hà Nội. Qua hơn 21 năm phát triển, nhà hàng đã tạo dựng được thương hiệu riêng trong lòng thực khách. Với những đầu bếp có tay nghề nhiều năm kinh nghiệm, thức ăn của nhà hàng Nhật Đào Tấn này đã chinh phục được khẩu vị của những thực khách khó tính nhất.
Thiết kế của nhà hàng New Sake là sự kết hợp giữa phong cách cổ điển và hiện đại. Tại nhà hàng có nhiều phòng riêng. Cách trang trí mỗi phòng đều thể hiện được nét đặc trưng riêng của Nhật bản. Không gian ở đây vừa sang trọng, tinh tế lại rất riêng tư, ấm cúng.
Thực đơn ở New Sake vô cùng đa dạng với hơn 200 món ăn mang đậm sắc – hương – vị của ẩm thực Nhật Bản truyền thống. Các món Nhật cũng được biến tấu khéo léo cho phù hợp với khẩu vị người Việt. Cách sắp xếp, trưng bày hài hòa, bắt mắt là điểm nhấn thu hút thực khách đến nhà hàng.
Nguyên liệu ở New Sake được tuyển chọn kỹ càng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Từ hải sản tươi sống đến gia vị đều nhập khẩu từ Nhật Bản để thực khách cảm nhận rõ sự ngọt ngào, tươi mát trong ẩm thực của đất nước Đông Á xinh đẹp. Những món đặc sắc được nhiều thực khách yêu thích ở New Sake là Sashimi cam Nhật, Sashimi cá bơn Nhật, Sashimi cá hồi, Gan ngỗng, Bò Kobe, Bào ngư.
Nhà hàng Nhật ở Đào Tấn Taki Taki
Cái tên Taki Taki đã trở nên quen thuộc với những ai mê món Nhật. Từ tên, cách trang trí đến món ăn của nhà hàng Nhật Đào Tấn này đều tượng trưng cho những nét đẹp văn hóa xứ sở hoa anh đào. Taki Taki trong tiếng Nhật có nghĩa là thác nước. Vào dịp đầu năm mới, người Nhật thường đến thác uống nước cầu may. Nhà hàng dùng tên này cũng là muốn mang lại sự may mắn cho thực khách.
Ảnh: Nhà Hàng Nhật Bản Taki Taki
Không gian nhà hàng là sự kết hợp hài hòa giữa phong cách truyền thống và hiện đại. Taki Taki có 4 phòng VIP mang tên bốn thác nước nổi tiếng ở Nhật là Manai, Kegon, Ryuzu, Yudaki. Phòng ăn chung và các phòng riêng đều được trang trí những họa tiết thể hiện văn hóa truyền thống của Nhật. Không gian ở đây không hào nhoáng, sang trọng nhưng lại hấp dẫn những ai yêu thích sự ấm cúng, gần gũi.
Ảnh: Nhà Hàng Nhật Bản Taki Taki
Đến Taki Taki, bạn sẽ được thưởng thức nhiều món ngon chuẩn vị Nhật. Bên cạnh những món Nhật truyền thống như sushi, sashimi, tempura, súp Miso, mì Soba, mì Udon…, bạn còn được thử qua món lẩu cừu Taki Taki có một không hai. Nước lẩu thanh, thịt cừu mềm, thơm đảm bảo sẽ khiến bạn mê đắm ngay từ lần đầu thưởng thức.
Ảnh: Nhà Hàng Nhật Bản Taki Taki
Điểm cộng của nhà hàng Taki Taki là phong cách phục vụ. Sự chuyên nghiệp, tận tình, chu đáo của nhân viên ở đây đã ghi lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng nhiều thực khách. Nhà hàng Nhật Đào Tấn Taki Taki là địa điểm lý tưởng để bạn trải nghiệm, thưởng thức hương vị của nhiều món ngon tại đất nước Phù Tang ngay tại Việt Nam.
Các món Nhật luôn thu hút thực khách bởi vị ngon nguyên bản cùng sự khéo léo, tài hoa, tinh tế trong cách trang trí. Ngày nay, bạn không cần đến xứ sở hoa anh đào xa xôi mà vẫn có thể thưởng thức tinh hoa ẩm thực Nhật ngay trên con phố Đào Tấn nhộn nhịp. Đừng quên tham khảo những nhà hàng Nhật Đào Tấn mà Digifood blog gợi ý trên đây nhé.
Bạn được nói là sẽ đi làm 8 tiếng 1 ngày, năm sáu ngày mỗi tuần. Nhưng thực ra thì con số 8 đấy cũng cực kì tương đối và co giãn.
(được giả sử là tập trung nhất về mặt thời gian làm việc năng suất), bạn chỉ thực sự làm việc khoảng 80% thời gian đó. Như vậy thực chất là bạn bỏ ra khoảng sáu tiếng rưỡi, còn lại là thời gian “rảnh”. Thực ra, thời gian rảnh đó thường dài hơn nhiều so với con số lí thuyết 1.5h. Sự việc này có ít nhất hai ý nghĩa.
Thứ nhất là bạn đừng bao giờ lên kế hoạch cho 8 tiếng làm việc mà là 6h làm việc mỗi ngày, nếu bạn sử dụng khung thời gian 8 giờ công sở sao cho vừa khít. Lên kế hoạch và cam kết với 8 tiếng có thể là một điều nguy hiểm, vì bình thường bạn không có khả năng hoàn thành một khối lượng công việc lớn hơn 25% với chất lượng tương đương. Bạn sẽ phải làm thêm giờ, hoặc là hy sinh chất lượng, hoặc sẽ lâm vào tình trạng stress.
Ý nghĩa thứ hai là con số 8h kia hóa ra không có giá trị đo đếm gì cả. Nếu bạn ngồi từ sáng đến trưa, từ trưa đến chiều, không nghĩ về cái gì khác, bạn cũng đã “chuyên chú” cho công việc 100% thời gian công ty. Nhưng thực ra thì bạn đang lãng phí cả ngày. Thời gian 8h công sở dài ngắn co giãn theo cách bạn sử dụng thời gian ấy, theo năng lượng của bạn, theo cảm xúc của bạn. Hãy cảnh giác, vì 8h có thể biến thành 3h hoặc 1h như bỡn.
8h mỗi ngày, hay cách gọi 9am-5pm theo Tây, là một cách làm việc truyền thống mặc nhiên được áp dụng nhưng có vẻ ngày càng trở nên thiếu hiệu quả. Liệu đó có phải là cách làm việc duy nhất mà chúng ta nên theo?
Các nhà khởi nghiệp dù cho thành công hay thất bại thì đều khai là mình làm việc 12, 14 hoặc 16 tiếng mỗi ngày. Không có nhà khởi nghiệp nào làm việc 8 tiếng 1 ngày cả. Có thể thấy, họ bỏ ra 2/3 thời gian trong ngày để làm việc. Trong khi “người thường” bỏ ra 2/3 thời gian cho cá nhân. Đó là một sự khác biệt lớn. Hóa ra, các nhà khởi nghiệp (kể cả là thành công rực rỡ), có thể không phải là những người thông minh xuất chúng, có thể cũng chẳng phải là có biện pháp làm việc gì ghê ghớm; họ bỏ nhiều thời gian hơn và tập trung vào công việc cần phải hoàn thành. Ở đây chúng ta tạm gác xa vấn đề về sức khỏe và chất lượng cuộc soosngs sang một bên.
Có người lại nói, nhân viên xuất sắc luôn vượt kì vọng của sếp về công việc, trong khi nhân viên thường chỉ mong “đạt”. Mấu chốt ở đây là “thái độ” đối với mục tiêu. Nếu công ty kì vọng ở bạn 2 sản phẩm, bạn làm ra 3; nếu sếp giao 5 việc, bạn cố làm được 7; thì đó chính là tâm thế của người mong vượt kì vọng. Liệu bạn có thể hoàn thành sự vượt kì vọng ấy trong vi 8h nhênh nhang công việc?
Cảm nhận về thời gian làm việc như thế nào là dài ngắn có thể được phụ thuộc vào lứa tuổi và điều kiện. Khi tôi còn trẻ và chưa vợ con gì, tôi có thể dành ra 14 tiếng ở công ty mà không thấy mình tiêu hao đáng kể thời gian cho lắm. Nếu có sức, nhiều khi tôi còn muốn bỏ nhiều hơn. Nhưng khi tôi vừa có con gái đi học mẫu giáo, nhà không có giúp việc, vợ bận việc ngoài giờ, bản thân tham gia hoạt động của hội này nhóm nọ, thì 8h mỗi ngày cho một công việc ở công ty đã cần đến một sự nỗ lực. Mà những sự nỗ lực ấy kéo dài cả sang phần thời gian nhẽ ra là cần nghỉ ngơi, và có khi vào cả trong giấc ngủ.
Trong một thời gian dài, tôi từng làm việc ở công ty từ 7 giờ sáng đến 10 giờ tối. Thời gian này có lẽ là thời gian quan trọng nhất trong việc gây dựng năng lực, làm giàu trải nghiệm, nâng cao uy tín và kiến thiết sự nghiệp. Sau hơn một thập kỉ làm việc, tôi thấy tiếp tục cần phải ủ mưu làm thế nào để mình luôn đủ năng lượng và cảm xúc để làm được như vậy, trong một bối cảnh phức tạp hơn nhiều lần với những biến số đa dạng và đôi khi không dễ dàng hòa hợp với nhau: Gia đình, tài chính, xã hội, cá nhân, đam mê, bè bạn, lí tưởng… Tôi dần nhận ra, cần phải để thời gian “sống” nhiều hơn, “làm việc tức là được sống”, “làm cái mình thích”, và “thích cái mình làm”; loại khỏi đầu khái niệm “cân bằng cuộc sống-công việc”. Trong khi người ta khuyến khích làm việc “thông minh chứ đừng chăm chỉ”, tôi thì lại mong muốn mình có thể vận dụng được những tri thức về khoa học thần kinh, hiểu biết khoa học về não bộ và cách làm việc của nó, cũng như các phương pháp quản lí hiện đại để “vừa làm việc chăm chỉ, vừa làm việc thông minh, lại đảm bảo chất lượng cuộc sống”. Nhưng đó sẽ là chủ đề cho một cuộc thảo luận khác.