Thủ Tục Mời Bảo Lãnh Người Nước Ngoài

Thủ Tục Mời Bảo Lãnh Người Nước Ngoài

Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước được bảo lãnh ông, bà, cha, mẹ của vợ hoặc chồng; vợ, chồng, con, anh, chị em ruột là người nước ngoài vào Việt Nam thăm.

Câu hỏi thường gặp khi xin công văn bảo lãnh người nước ngoài

Bảo lãnh nhập cảnh là hình thức một cá nhân hoặc tổ chức mời người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam. Sự bảo lãnh từ phía cá nhân hoặc tổ chức tại Việt Nam giúp người nước ngoài có thể dễ dàng nhập cảnh vào đất nước này.

Các cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 14 của Luật Nhập cảnh, Xuất cảnh, Quá cảnh và Cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 có thể mời và bảo lãnh người nước ngoài để nhập cảnh vào Việt Nam.

Để bảo lãnh cho người nước ngoài nhập cảnh, cá nhân hoặc tổ chức bảo lãnh cần gửi công văn đề nghị nhập cảnh đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh để xem xét và chấp thuận việc nhập cảnh vào Việt Nam.

Các thủ tục xin Công Văn Bảo Lãnh người nước ngoài là một quá trình quan trọng và phức tạp. AZTAX sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng để đảm bảo việc thực hiện các yêu cầu nhập cảnh một cách suôn sẻ và hiệu quả nhất. Xin vui lòng liên hệ với AZTAX qua HOTLINE: 0932 383 089 để biết thêm thông tin chi tiết và được tư vấn tận tình.

Quyền và trách nhiệm của chủ thể bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh

Theo quy định tại Điều 45, Khoản 1 của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014, các cơ quan, tổ chức, cá nhân mời và bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh được quyền như sau:

Theo quy định tại Điều 45, Khoản 2 của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân mời và bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh được quy định cụ thể như sau:

Trường hợp người nước ngoài được cấp giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú còn thời hạn nhưng người bảo lãnh không còn nhu cầu bảo lãnh thì phải gửi thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý XNC, đồng thời phối hợp với cơ quan chức năng yêu cầu người nước ngoài xuất cảnh.

Do đó, người bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh có nghĩa vụ bảo lãnh theo quy định của pháp luật và hợp tác với các cơ quan chức năng của Việt Nam để giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến người nước ngoài mà họ đã mời và bảo lãnh.

Bảo lãnh nhập cảnh cho người nước ngoài là gì?

Bảo lãnh nhập cảnh là khi một cá nhân hoặc tổ chức đảm bảo và mời người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam. Việc có sự bảo lãnh từ phía các cá nhân hoặc tổ chức tại Việt Nam sẽ giúp người nước ngoài dễ dàng hơn trong việc nhập cảnh.

Để bảo lãnh cho người nước ngoài, cá nhân hoặc tổ chức bảo lãnh cần gửi một đơn xin nhập cảnh đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, yêu cầu xem xét và phê duyệt để người nước ngoài có thể nhập cảnh vào Việt Nam để thực hiện một trong các mục đích sau:

Thủ tục bảo lãnh cho người nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện như thế nào?

Thủ tục bảo lãnh cho người nước ngoài được thực hiện theo quy định của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 (đã được sửa đổi và bổ sung bởi Luật sửa đổi năm 2019), cùng với các quy định chi tiết tại Thông tư số 31/2015/TT-BCA và biểu mẫu theo Thông tư số 04/2015/TT-BCA ngày 05/01/2015 về mẫu giấy tờ liên quan đến việc nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

“Điều 16. Thủ tục mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh

1. Người nước ngoài không thuộc diện quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 8 của Luật này phải thông qua cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh làm thủ tục tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh người nước ngoài trực tiếp gửi văn bản đề nghị cấp thị thực tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.

2. Trước khi làm thủ tục mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam, tổ chức xã hội, doanh nghiệp, tổ chức khác có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa và tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam phải gửi văn bản thông báo cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh kèm theo hồ sơ, bao gồm:

a) Bản sao có chứng thực giấy phép hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc thành lập tổ chức;

b) Văn bản giới thiệu con dấu, chữ ký của người có thẩm quyền của tổ chức.

3. Việc thông báo chỉ thực hiện một lần, khi có sự thay đổi nội dung trong hồ sơ phải thông báo bổ sung.

4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị cấp thị thực, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh xem xét, giải quyết, trả lời cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài.

5. Sau khi nhận được văn bản trả lời của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh người nước ngoài vào Việt Nam thông báo cho người nước ngoài để làm thủ tục nhận thị thực tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài.

6. Trường hợp đề nghị cấp thị thực tại cửa khẩu quốc tế, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh xem xét, giải quyết trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 18 của Luật này; trong thời hạn 12 giờ làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ đối với các trường hợp quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 18 của Luật này.

7. Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp thị thực cho người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài phải thanh toán với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh khoản cước phí để thực hiện việc thông báo cấp thị thực.

8. Cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh người nước ngoài được lựa chọn gửi văn bản đề nghị cấp thị thực cho người nước ngoài và nhận kết quả trả lời qua giao dịch điện tử tại Cổng thông tin điện tử về xuất nhập cảnh nếu đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 16b của Luật này.”

Trước khi tiến hành thủ tục bảo lãnh, bên chị cần phải gửi thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, kèm theo hồ sơ bao gồm:

Sau đó, bên chị gửi văn bản đề nghị cấp thị thực tại Cục quản lý xuất nhập cảnh theo mẫu NA2.

Trước 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị cấp thị thực, Cục quản lý xuất nhập cảnh sẽ xem xét, giải quyết và thông báo cho Cơ quan đại diện cấp thị thực của Việt Nam tại nước ngoài thông báo cho người nước ngoài để tiến hành thủ tục nhận thị thực tại cơ quan có thẩm quyền.

Ai được bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam ?

Theo Điều 14 của Luật Nhập cảnh, Xuất cảnh, Quá cảnh, Cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014, các cơ quan, tổ chức và cá nhân được phép mời và đảm bảo người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam bao gồm:

1) Các cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định pháp luật hoặc theo giấy phép hoạt động được cấp.

2) Đối với công dân Việt Nam đang thường trú trong nước hoặc người nước ngoài có thẻ thường trú/thẻ tạm trú tại Việt Nam, nếu muốn bảo lãnh người nước ngoài vào Việt Nam, cá nhân phải xuất trình giấy tờ chứng minh quan hệ với người được bảo lãnh (giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn…).