Đi du lịch Nhật Bản bằng tàu điện ngầm là một trải nghiệm độc đáo, khi bạn được đưa vào một thế giới hiện đại và tiện nghi. Tàu điện ngầm Nhật Bản với hệ thống tàu hiệu quả và chính xác, du khách có cơ hội khám phá những địa điểm du lịch nổi tiếng, tạo nên hành trình khám phá đa dạng và thú vị.
Tàu điện ngầm ở Nhật Bản tốc độ bao nhiêu
Tốc độ của các tàu điện ngầm ở Nhật Bản thường phụ thuộc vào loại hình dịch vụ và đặc điểm của từng tuyến đường. Tuy nhiên, nhiều tuyến tàu điện ngầm ở Nhật Bản đạt tốc độ khá cao, đặc biệt là trên các tuyến cao cấp như Shinkansen (tàu siêu tốc) và một số tuyến metro thủ đô.
Trung bình, tốc độ của tàu điện ngầm trong các thành phố lớn như Tokyo, Osaka và Kyoto có thể dao động từ khoảng 60 đến 80 km/h. Trên một số tuyến Shinkansen, tốc độ có thể đạt đến khoảng 240 đến 320 km/h, tùy thuộc vào loại tàu và tuyến đường cụ thể.
Hầu hết các thành phố lớn đều có một hệ thống tàu điện ngầm sạch sẽ, an toàn và là cách di chuyển tuyệt vời.
Các tiến bộ lớn đang được tiến hành trong việc cung cấp hỗ trợ đa ngôn ngữ trên hệ thống tàu điện ngầm của Nhật Bản khiến việc đi lại dễ dàng hơn nhiều. Máy bán vé, tên nhà ga cũng như bản đồ, hướng dẫn về tàu điện ngầm và khu vực địa phương thường được cung cấp bằng một số ngôn ngữ khác nhau.
Một số nhà ga lớn hơn có cổng chỉ dùng để đổi tàu nơi hành khách không ra khỏi nhà ga mà di chuyển lên một tuyến khác. Điều này có thể gây bối rối cho bạn, vì vậy hãy lưu ý khi đi ra ngoài qua cổng soát vé. Nếu bạn không chắc chắn về giá vé, bạn chỉ cần mua vé rẻ nhất và điều chỉnh giá vé khi bạn đi ra tại điểm đến - ở đây có máy điều chỉnh giá vé kế bên cổng soát vé.
Để đi lại dễ dàng và yên tâm, hãy tìm hiểu về hệ thống tàu điện ngầm ở khu vực bạn sẽ đi. Có rất nhiều địa điểm được ghi bằng tiếng Anh. Nếu bạn có kế hoạch cho chuyến du lịch dành riêng bằng tàu điện ngầm, hãy tìm hiểu các loại vé khác nhau có sẵn để có chuyến đi tiết kiệm.
Nhiều người cho rằng đến Nhật Bản mà chưa đi tàu điện ngầm thì coi như chưa đến. An toàn, đúng giờ, sạch sẽ, an ninh, tiện nghi và không tiếng ồn... đó là những gì chúng tôi cảm nhận được khi trải nghiệm tàu điện ngầm ở Tokyo trong một dịp đến Nhật Bản.
Nhiều người cho rằng đến Nhật Bản mà chưa đi tàu điện ngầm thì coi như chưa đến. An toàn, đúng giờ, sạch sẽ, an ninh, tiện nghi và không tiếng ồn... đó là những gì chúng tôi cảm nhận được khi trải nghiệm tàu điện ngầm ở Tokyo trong một dịp đến Nhật Bản.
Đến thủ đô Tokyo giữa giờ cao điểm, chúng tôi ngạc nhiên khi thấy đường phố xe cộ khá thưa thớt. Nhưng dưới lòng đất, hệ thống tàu điện ngầm chằng chịt như mạng nhện với những chuyến tàu điện dọc ngang. Hàng triệu lượt người đi lại mỗi ngày như những đàn kiến trong lòng ống, không chen chúc, ồn ào, người Nhật rất điềm tĩnh, điềm tĩnh đến lạ lùng trong sự vội vã.
Hệ thống tàu điện ngầm có ở khắp nơi. Tại Tokyo có 13 tuyến với 282 nhà ga. Trên phố, cứ cách khoảng 1km là có lối xuống nhà ga tàu điện ngầm. Hệ thống tàu điện ngầm ở Nhật Bản được đánh giá phát triển vào bậc nhất thế giới. Những nhà ga trung tâm có tới 2-3 tầng tàu điện, khách lên xuống bằng thang cuốn.
Nhật Bản nổi tiếng là nước có công nghệ điện tử hiện đại. Tại các nhà ga tàu điện ngầm, máy bán vé tự động cùng với bản đồ tàu chạy đều bằng điện tử và được bố trí tại những điểm thuận tiện nhất để hành khách dễ quan sát.
Máy bán vé có sẵn màn hình với thông tin ga, giá tiền, thời gian tàu chạy… hành khách chỉ cần đút tiền (tiền xu hoặc tiền giấy) vào máy rồi nhấn vào vé trên màn hình, ngay lập tức vé tương ứng với số tiền đó được đưa ra và tiền thừa cũng được trả lại một cách chính xác. Nếu lỡ mua nhầm vé ga khác hoặc vé có số tiền cao hơn, khách cứ việc lên tàu, khi vào ga đến gặp nhân viên nhà ga sẽ được trả lại phần tiền chênh lệch hoặc hủy vé mua nhầm, trả lại tiền cho hành khách.
Để vào sân ga, chúng tôi đi qua một hệ thống máy soát vé tự động. Đưa vé qua khe máy, thanh chắn đặt rất thấp, chỉ cách mặt đất khoảng 30cm, mở ra cho khách qua. Lên tàu cũng không có người soát vé, khi xuống tàu và ra khỏi ga, một lần nữa đưa vào khe soát vé tự động, vé sẽ được giữ lại để hủy.
Ở Tokyo, tàu điện có nhiều tốc độ khác nhau: tàu thông thường, vận tốc trung bình 40 km/giờ, tàu nhanh Shinkansen chạy 300 km/giờ. Giá vé tàu Shinkansen gần ngang với máy bay, nhưng vẫn được ưa chuộng bởi tiết kiệm được thời gian, tiện nghi và hoạt động cực kỳ đúng giờ.
Sau hơn 50 năm đi vào hoạt động, tàu Shinkansen vẫn là niềm tự hào của nước Nhật hiện đại, khi đã giảm thời gian đi lại giữa thủ đô Tokyo và TP.Osaka từ 6 giờ 30 phút xuống chỉ còn 2 giờ 30 phút.
Tokyo có 13 tuyến tàu điện ngầm với 282 nhà ga. Tổng chiều dài hệ thống là 328,8km, mỗi ngày vận chuyển khoảng 8 triệu lượt khách. Với hơn 50% người dân chọn phương tiện đi lại hàng ngày bằng tàu điện ngầm, Nhật Bản được đánh giá là quốc gia đứng đầu thế giới về số lượt khách sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Hệ thống tàu điện ngầm ở Nhật Bản được đưa vào hoạt động từ năm 1927.
Tàu điện ngầm không chỉ là phát minh của nền công nghệ vượt bậc của Nhật Bản, mà tại nơi “thế giới” dưới lòng đất này, chúng tôi còn có những quan sát thú vị về thói quen của người dân Nhật Bản.
Hỏi chuyện một cô gái có tên Nachika ngồi bên: “Sao nước Nhật sản xuất ra rất nhiều xe ô tô, bán đi khắp thế giới, nhưng người Nhật lại chỉ thích dùng tàu điện?”, Nachika trả lời: “Tàu điện là phương tiện di chuyển đặc trưng của người Nhật. Chúng tôi thích đi tàu điện vì tiết kiệm, đúng giờ, lại thân thiện với môi trường. Còn đi ô tô riêng, giá xăng đắt, phải trả phí đường cao tốc, phí bảo vệ môi trường, phí đậu khá cao. Vì thế, nhiều người Nhật có điều kiện nhưng không thích mua ô tô”.
Bằng tàu điện, người ta có thể đi khắp Nhật Bản bởi hệ thống tàu điện ở xứ sở mặt trời mọc này cực kỳ hiện đại và rộng khắp. Trên mỗi tàu điện được bố trí đủ tiện nghi như máy lạnh vào mùa hè, máy sưởi vào mùa đông. Hai bên hông tàu luôn có các bảng điện tử chỉ dẫn để giúp hành khách có thể tra cứu lộ trình dễ dàng với mạng wifi miễn phí.
Người Nhật nổi tiếng là nguyên tắc, vì thế trên ga và trên tàu có rất nhiều biển cảnh báo như: hãy cẩn thận khi bạn đang say rượu và đứng gần tàu; cẩn thận khi bạn trang điểm trên tàu… và hầu hết các biển cảnh báo đều có phiên bản tiếng Anh.
Như Nachika đã nói, một trong những ưu điểm khiến người dân Nhật Bản chọn tàu điện ngầm là luôn bảo đảm giờ giấc chính xác. Điều này lý giải vì sao nhiều người Nhật lên tàu dù ngủ nhưng thức dậy rất đúng giờ để xuống đúng ga mình muốn. Bởi các chuyến tàu chạy theo một lịch trình nghiêm ngặt và hành khách có thể thiết lập những báo động trên điện thoại, hoàn toàn yên tâm ngủ mà không lo lỡ ga.
Theo JR East - công ty quản lý hệ thống tàu điện ngầm ở Nhật Bản, thời gian tàu điện trễ hẹn chỉ khoảng 7 giây mỗi năm. Trên chuyến tàu chúng tôi đi hôm ấy, tàu cũng chỉ đến trễ vào phút cuối, nhưng nhân viên tàu đã xin lỗi hành khách rối rít qua hệ thống loa.
Một trong những nét văn hóa đi tàu điện của người Nhật khiến cả thế giới nể phục, đó là khi lên tàu, mọi người xếp thành 2 hàng trước vạch vàng (vạch an toàn) và không được phép chen lấn. Khi tàu điện đến, những người lên tàu nhường cho người xuống tàu xuống hết mới bước lên. Trên tất cả các toa tàu đều có ghế dành riêng cho người già, người tàn tật, phụ nữ mang thai hoặc có con nhỏ.
Riêng về mức độ an toàn, gần như không có khoảng hở giữa đường ray và sân ga, cửa tàu mở ra liền giáp với sàn ga, vì thế không có chuyện lọt xuống đường ray hay bước hụt. Ngay cả cửa tàu điện tự động đóng mở theo nhịp, nhưng bao giờ cũng dừng lại nhịp giữa trước khi đóng chặt để ai chưa vào hẳn tàu sẽ không bị kẹt lại.
Trên chuyến tàu hôm ấy, chúng tôi gần như không nghe thấy tiếng ồn của phương tiện lẫn khách đi tàu. Mọi người rất lịch sự, im lặng đọc sách, ngủ hoặc nhắn tin. Người Nhật rất ít khi gọi điện trên tàu vì sợ làm ảnh hưởng đến người khác.
Vệ sinh trên tàu cũng như ở sân ga luôn sạch sẽ, tinh tươm. Một ngày 3 lần, nhân viên hút bụi làm sạch tàu hoặc lau khử trùng các tay vịn. Tuyệt đối chúng tôi không thấy tình trạng bán hàng rong lộn xộn, nơi đây chỉ có những máy bán nước tự động, một vài quầy báo miễn phí, quầy hàng lưu niệm tự phục vụ, ngay cả nhân viên nhà ga cũng chỉ có 1 người làm nhiệm vụ hướng dẫn, giải thích khi khách có yêu cầu.
HƯỚNG DẪN ĐI TÀU ĐIỆN NGẦM TẠI NHẬT BẢN
Tàu điện ngầm - một trong những phương tiện giao thông công cộng phổ biến tại Nhật Bản. Những ai đến Nhật, chắc chắn phải thử đi tàu ít nhất một lần, sẽ giúp bạn trải nghiệm rõ nhất nhịp sống tại xứ Phù Tang.
Bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sơ bộ về cách đi tàu điện ngầm tại Nhật Bản nha!
Hướng dẫn đi tàu điện ngầm tại Nhật Bản
Đối với những bạn lần đầu sử dụng phương tiện này thì việc tìm trạm tàu là một việc không dễ, đặc biệt là các trạm tàu ngầm.
Do đó, bạn nên chú ý nhìn các biển báo xung quanh mình để tìm lối vào nhà ga. Định vị trên điện thoại thông minh là một cách để tìm trạm tàu nhanh nhất. Nhưng nếu không có những thiết bị này, bạn có thể hỏi những người xung quanh.
2. Tìm đúng tuyến khi đi tàu tại Nhật
Đảm bảo bạn sẽ bị choáng váng khi nhìn vào bản đồ đường đi của hệ thống tàu Nhật Bản. Nhưng đừng lo lắng, bạn luôn nhận được sự trợ giúp từ nhân viên nhà ga khi đi tàu tại Nhật Bản, nên hãy tự tin hỏi họ.
Tìm đúng tuyến khi đi tàu tại Nhật
Tìm đúng tuyến khi đi tàu tại Nhật
Navitime là một ứng dụng điện thoại tuyệt vời khi bạn cần tìm kiếm các tuyến tàu. Ngoài ra, bạn phải nhớ kỹ các trạm dừng của mình để không bị đi quá hay nhầm trạm, đặc biệt là những bạn phải chuyển tuyến ở nhiều trạm khác nhau.
Navitime - ứng dụng tìm kiếm tuyến tàu tại Nhật
Ở Nhật thường có các máy bán vé tự động, mỗi máy có kiểu dáng khác nhau. Nhưng về cơ bản đều có cơ chế hoạt động giống nhau.
Máy bán vé tàu tự động tại Nhật
Bạn có thể tìm trên mạng cách mua vé hoặc có thể hỏi những người xung quanh cách sử dụng máy bán vé tự động.
Máy bán vé tàu tự động tại Nhật
4. Tìm đúng điểm chờ tàu tại Nhật
Bạn luôn phải nhớ tuyến đi của mình để tìm các biển báo, hay bất kỳ dấu hiệu nào về các tuyến đó rồi đứng chờ ở đấy.
Đối với các nhà ga lớn như Tokyo, Yokohama, Shinjuku, Gotanda, việc này sẽ càng khó hơn rất nhiều.
Tàu cũng có nhiều loại khác nhau như 各停 (dừng ở các trạm), 急行 (dừng tại vài trạm) và 特急 (dừng ở 3-4 trạm).
Nếu bạn muốn an toàn, tránh nhỡ trạm thì tốt nhất nên chọn tàu có dấu hiệu 各停. Những ký hiệu này có thể thay đổi, nên bạn phải luôn tìm hiểu hoặc hỏi người quen trước khi đi tàu tại Nhật Bản.
6. Luôn lắng nghe các thông báo trên tàu tại Nhật
Bất kỳ chuyến tàu nào cũng có những thông báo về trạm dừng tiếp theo, các bạn nên chú ý lắng nghe.
Luôn lắng nghe các thông báo trên tàu tại Nhật
Nếu không nghe rõ thì có thể hỏi người bên cạnh khi đi tàu tại Nhật Bản. Đôi khi sẽ có tai nạn hoặc sự cố xảy ra và tàu phải ngừng chạy tạm thời, bạn cũng nên để ý thông báo này để tránh lo lắng.
Luôn lắng nghe các thông báo trên tàu tại Nhật
7. Tìm lối ra tại ga tàu ở Nhật
Sau khi xuống tàu, bạn lại đi theo các chỉ dẫn để tìm trạm trung chuyển hoặc lối ra. Các nhà ga đều có rất nhiều lối ra và các lối ra này sẽ đưa bạn đến các địa điểm khác nhau.
Do đó, bạn nên nghiên cứu trước và tìm đúng lối ra của mình hoặc hỏi nhân viên nhà ga để nhận được sự giúp đỡ.
Lần đầu đi tàu tại Nhật sẽ mang đến nhiều khó khăn và bỡ ngỡ, nhưng bên cạnh đó sẽ cho bạn một trải nghiệm thú vị.
Hãy tìm hiểu kĩ quy cách đi tàu trên mạng hoặc hỏi nhân viên hay mọi người xung quanh về những vấn đề bạn chưa hiểu rõ để có được chuyến đi thuận lợi nha!
Luôn theo dõi chúng tôi để cập nhật nhiều tin tức thú vị và bổ ích về xứ hoa anh đào nha! Và liên hệ ngay với chúng tôi nếu bạn có mong muốn xuất khẩu lao động Nhật Bản với "chi phí thấp - xuất cảnh nhanh - thu nhập hấp dẫn - tuyển dụng liên tục" để được tư vấn nhanh chóng và chi tiết.
Công ty TNHH Nhân lực Mirai - Nâng tầm lao động Việt
Trận đồ tàu điện ngầm Nhật bản có thể gây khó khăn cho bất kì ai tới Nhật bởi hệ thống ga, tuyến dày đặc. Cùng xem hướng dẫn cách đi tàu điện ngầm dưới đây.
Trước khi du lịch Nhật Bản, sẽ có vài thứ bạn cần chuẩn bị. Trước tiên là xin visa theo hướng dẫn hồ sơ xin visa Nhật của Visana, chuẩn bị đồ đạc và quan trọng vô cùng là bạn cần biết cách sử dụng tàu điện ngầm. Dù là sinh sống lâu tại Nhật hay chỉ đi du lịch trong một khoảng thời gian thì bạn cũng nên tìm hiểu hướng dẫn đi phương tiện thuận tiện nhất và rẻ nhất này tại Nhật Bản, đặc biệt là Tokyo.