Giới thiệu: Cửa hàng Hoàng Hà Mobile số 259 đường Lạc Long Quân, phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội được chính thức khai trương vào tháng 09 năm 2021 tính đến nay đã được 3 năm vận hành và đang hoạt động. Cửa hàng là một phần trong chuỗi 128+ cửa hàng của Hoàng Hà Mobile trên 56 tỉnh thành.
Đường từ Thanh Liệt (Thanh Trì) đến Nguyễn Trãi (Hà Đông)
Tuyến đường từ Thanh Liệt (Thanh Trì) đến Nguyễn Trãi (Hà Đông) theo qui hoạch đi qua địa bàn phường Đại Kim. Trên địa bàn phường này, đường bắt đầu từ KĐT The Manor Central Park (gần Sân vận động Bộ Công an) đến UBND xã Tân Triều. Đoạn tuyến theo qui hoạch dài khoảng 1,4km.
Hiện tại, trên thực tế, một số đoạn của tuyến đi qua KĐT The Manor Central Park đã được thi công cùng với việc xây dựng biệt thự liền kề ở khu vực này.
Đường nối Thanh Liệt với Trần Phú có điểm đầu ở bên hông Sân vận động Bộ Công an, điểm cuối đối diện với đường Lương Thế Vinh qua Nguyễn Trãi. Đoạn đi qua phường Đại Kim có chiều dài khoảng 1,4km (màu xanh). (Nguồn ảnh: Google).
Đoạn tuyến đi qua phường Đại Kim bắt đầu từ bên hông sân vận động Bộ Công an, thuộc KĐT The Manor Central Park.
Một số đoạn đi qua KĐT The Manor Central Park đã thi công xong.
Tuyến trên địa bàn phường Đại Kim kết thúc ở gần khu vực UBND xã Tân Triều.
Tuyến có nút giao lớn qua đường Nguyễn Xiển - Xa La.
Đường nối Kim Giang với Vành đai 3
Đường sẽ mở theo quy hoạch ở phường Đại Kim đáng chú ý có đường nối Kim Giang với Vành đai 3. Theo qui hoạch, tuyến đường này dài khoảng 740 m.
Tuyến đường có điểm đầu trùng với ngõ 282 Kim Giang, điểm cuối ở đường Vành đai 3 gần chung cư Kim Văn - Kim Lũ. Trên thực tế, tuyến đường này đã thi công đoạn từ Vành đai 3 đến ngõ 282 Kim Giang trong quá trình xây dựng các dự án tại đây.
Sơ đồ tuyến đường nối Kim Giang với Vành đai 3. (Nguồn ảnh: Google).
Tuyến có điểm đầu trùng với ngõ 282 Kim Giang đoạn qua Trụ sở UBND phường Đại Kim.
Tuyến đường này trên thực tế đã thi công từ Vành đai 3 đến đoạn ngõ 282 Kim Giang (vòng cung).
Tuyến đường còn một đoạn ngắn chưa thi công.
Hình ảnh đoạn cuối tuyến đã thông ra Vành đai 3 nhưng chưa thi công xong hoàn toàn.
Đường từ chung cư Vinaconex 2 đến ngõ 168 Kim Giang
Tuyến đường từ chung cư Vinaconex 2 đến ngõ 168 Kim Giang theo qui hoạch có chiều dai khoảng 1km. Tuyến bắt đầu từ ngã 3 chung cư Vinaconex 2, phía sau Kim Văn Kim Lũ, tuyến cắt đường số 1 và hướng về Đại học Thăng Long, tuyến kết thúc ở ngõ 168 Kim Giang.
Trên thực tế, tuyến đã thi công một số đoạn qua các dự án chung cư như Kim Văn - Kim Lũ, Vinaconex 2, KĐT mới Hacinco Nguyễn Xiển. Về cơ bản tuyến chỉ còn đoạn ngắn thông ra ngõ 168 và đoạn giao cắt với tuyến đường nêu ở mục 1.
Sơ đồ tuyến đường từ chung cư Vinaconex 2 đến ngõ 168 Kim Giang. (Nguồn ảnh: Google).
Tuyến bắt đầu ở đoạn chung cư Vinaconex 2 hướng về KĐT mới Hacinco Nguyễn Xiển.
Tuyến có đoạn ngắn chưa thông ra đường nỗi Kim Giang với Vành đai 3 nêu ở mục 1.
Đoạn qua KĐT mới Hacinco Nguyễn Xiển đã thi công xong. Tuyến còn đoạn ngắn vài chục mét chưa thông ra ngõ 168 Kim Giang. Đây cũng là một tuyến đường sẽ mở theo qui hoạch ở phường Đại Kim đáng chú ý khi đi qua loạt dự án chung cư, biệt thự.
Về Cây ATM ngân hàng Kỹ Thương (Techcombank) tại Phố Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội
Đây là danh sách Cây ATM ngân hàng Kỹ Thương (Techcombank) tại Phố Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội mới nhất. Nếu thông tin chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi: [email protected]
Những tuyến đường sẽ mở theo quy hoạch ở phường Đại Kim, Hoàng Mai Hà Nội đáng chú ý nhất.
Phường Đại Kim có diện tích đất tự nhiên là 275.5 ha, nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam quận Hoàng Mai giáp các phường Định Công; Thịnh Liệt; Hoàng Liêt; xã Tân Triều; Thanh Liệt thuộc huyện Thanh Trì, phường Kim Giang thuộc quận Thanh Xuân. (Nguồn ảnh: Google).
Đường từ trường ĐH Thăng Long (Vành đai 3) đến Kim Giang
Tuyến đường bên hông trường ĐH Thăng Long từ Vành đai 3 đến Kim Giang theo qui hoạch dài khoảng 700m. Tuyến có điểm đầu ở đường Vành đai 3, đoạn ĐH Thăng Long, điểm cuối trùng với ngõ 250 Kim Giang.
Sơ đồ tuyến đường trường từ ĐH Thăng Long (Vành đai 3) đến Kim Giang. (Nguồn ảnh: Google).
Đoạn đâu tuyến bên hông trường ĐH Thăng Long đã thi công.
Tuyến đường này giao cắt với đường số 3 nêu trên.
Tuyến đường sẽ mở theo qui hoạch ở phường Đại Kim này có đoạn cuối đi trùng với ngõ 250 Kim Giang đoạn gần cầu Lủ.
Với hơn 2.000m2 sàn văn phòng hạng C, Hoàng Cầu Building là tòa nhà văn phòng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn thuê nhờ giá thuê rất cạnh tranh chỉ từ 10 usd/m2/tháng (đã bao gồm phí DV và VAT). Hơn nữa, tòa nhà còn sở hữu tầm view thoáng đãng, mát mẻ, ấn tượng nhìn ra Hồ Đống Đa.
Tòa nhà Hoàng Cầu Building nằm trong cụm các tòa nhà văn phòng chuyên nghiệp quận Đống Đa cho thuê như: Peakview Tower, Geleximco Building, Anh Minh Building, Viễn Đông Building, GP Invest Building... Sở hữu tầm view nhìn trực diện ra hồ Đống Đa, tòa nhà hứa hẹn là nơi làm việc lý tưởng cho các doanh nghiệp.
Hoàng Cầu Building có thiết kế hiện đại với tiêu chuẩn văn phòng hạng C chuyên nghiệp. Tòa nhà cao 08 tầng nổi, được chủ đầu tư trang bị các thiết bị văn phòng đầy đủ và đáp ứng nhu cầu làm việc trong một không gian mới và tiện nghi.
Người bảo là "Không ! Làm gì có", người lại bảo "chắc là có". Câu trả lời còn đang bỏ ngỏ.
Tỉnh Hà Nội thành lập năm Minh Mạng thứ 12 (1831), gồm 12 huyện trong đó có hai huyện: Thọ Xương và Vĩnh Thuận, xưa là huyện Quảng Đức, thuộc phủ Hoài Đức, xưa là phủ Phụng Thiên (thuộc đất Kinh Thành Thăng Long thời Lê). 36 phố phường Hà Nội đều nằm trong khuôn viên hai huyện này.
Đến ngày 1-10-1888, Đồng Khánh ký nhượng đất hai huyện trên cho thuộc quyền sở hữu của người Pháp thì tỉnh Hà Nội chấm dứt. Sau đó ít lâu, năm huyện tách ra lập thành tỉnh Hà Nam, tám huyện lập thành tỉnh Hà Đông. Ngày 1-10-1888 là thời hạn cuối cùng cho việc tìm 36 phố phường Hà Nội xưa, khi còn thuộc tỉnh Hà Nội.
Đến ngày 1-10-1888, Đồng Khánh ký nhượng đất hai huyện trên cho thuộc quyền sở hữu của người Pháp thì tỉnh Hà Nội chấm dứt. Sau đó ít lâu, năm huyện tách ra lập thành tỉnh Hà Nam, tám huyện lập thành tỉnh Hà Đông. Ngày 1-10-1888 là thời hạn cuối cùng cho việc tìm 36 phố phường Hà Nội xưa, khi còn thuộc tỉnh Hà Nội.
Sách "Hoàng Việt dư địa chí" khắc song in vào năm Minh Mạng thứ 14 (1833) có đoạn viết về 36 phố phường Hà Nội như sau:
"Phủ Hoài Đức, xưa là phủ Phụng Thiên có hai huyện, 13 tổng, 249 thôn phường.Huyện Thọ Xương: 18 phường. Huyện Vĩnh Thuận (xưa là huyện Quảng Đức): 18 phường."
Sách không liệt kê tiếp 36 phường mà chuyển sang chép tên các di tích lịch sử - văn hóa, các danh lam thắng cảnh và chú thích được tên phường của 13 di tích, thắng cảnh đóng trên các phường đó.
Tên các phường còn thiếu tất phải dựa vào các Dư địa chí được biên soạn vào đời Gia Long:
- Sách "Các tổng, trấn, xã danh bị lãm". (1)
- Sách "Tìm về cội nguồn" tập 1 của Phan Huy Lê (phần địa bạ, các phường năm Gia Long 4-1805). (2)
Tên các phường thuộc huyện Thọ Xương: 1. Yên Thọ 2. Hà Khẩu 3. Đông Tác 4. Đông Hà 5. Báo Thiên 6. Đồng Xuân 7. Cổ Vũ (ghi trong sách Hoàng Việt dư địa chí) 8. Đồng Lạc 9. Khúc Phố 10. Thái Cực 11. Đông Các 12. Diên Hưng 13. Phúc Lâm 14. Phục Cổ 15. Kim Hoa 16. Hồng Mai 17. Xã Đàn ( ghi trong sách: Các tổng trấn, xã danh bị lãm) 18. An Xá (ghi trong sách: Tìm về cội nguồn).
Tên các phường thuộc huyện Vĩnh Thuận:
1. Thịnh Quang 2. Yên Thái 3. Yên Hoa 4. Quảng Bá 5. Thuỵ Chương 6. Bích Câu (ghi trong sách: Hoàng Việt dư địa chí) 7. Hoè Nhai 8. Thạch Khối 9. Nghi Tàm 10. Tây Hồ 11. Nhật Chiêu 12. Hồ Khẩu 13. Bái Ấn 14. Trích Sài 15. Võng Thị 16. Quan Trạm 17. Công Bộ (ghi trong sách: Các Tổng trấn, xã danh bị lãm) 18. Yên Lãng (ghi trong sách: Tìm về cội nguồn).
Triều Tự Đức ( 1848-1883): Hà Nội có 31 phố.
- Sách "Đại Nam Nhất thống chí" do quốc sử quán triều Tự Đức soạn khoảng từ 1864-1875 (3) có 21 phố.
- Sách "Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ầt Hợi-1876" của Trương Vĩnh Ký (4) có 1 phố.
- Sách "Đồng Khánh dư địa chí" (1886-1887) (5) có 0 phố.
- Bản đồ Hà Nội do quân Pháp vẽ 2-8-1893 (6) có 6 phố.
- Sách Hà Nội thời kỳ 1873- 1888 triều Đồng Khánh (7) có 3 phố.
- Sách "Hà Nội nửa đầu thế kỷ 20" của Nguyễn Văn Uẩn (8) có 5 phố.
Số lượng phố ở Hà Nội luôn biến động không ngừng; nếu tính theo thứ tự thời gian đến một thời điểm: Ngày, tháng, năm nào đó thì số phố là 36, trước hay sau thời điểm thì số phố đã khác rồi.
Tên các phố trong 36 phố phụ thuộc vào nguồn thông tin thu thập được, nếu nguồn thông tin thay đổi thì tên phố sẽ thay đổi theo, thậm chí có khi số lượng phố cũng thay đổi theo.
Nay dựa vào các tư liệu đã thu thập được lập nên: Ba mươi sáu phố cổ Hà Nội (1864-1888)
1. Hà Khẩu: Hàng Buồm (thuộc tổng Tả Túc) 2. Việt Đông: Hàng Ngang (Hữu Túc) 3. Hàng Mã ( Hậu Túc) 4. Hàng Mắm (Tả Túc) 5. Báo Thiên: Hàng Trống (Tiền Túc) 6. Nam Hoa: Hàng Bè (Hữu Túc) 7. Hàng Bồ (Tiền Túc) 8. Vàng Bạc: Hàng Bạc (Hữu Túc) 9. Hàng Giầy (Hữu Túc) 10. Mã Mây (Hữu Túc) 11. Đồng Lạc: bán y phục phụ nữ (Tiền Túc ) 12. Thái Cựu: nhuộm mầu đỏ (Tiền Túc) (Pháp gọi chung hai phố 11+12 là Hàng Đào) 13. Đông Hà (bán chiếu): Hàng Chiếu (Hậu Túc) 14. Phúc Kiến: Lãn Ông (Hậu Túc) 15. Phường Phục Cổ: Hàng Thiếc (Tiền Túc) 16. Hàng Lam: Thợ Nhuộm (Tiền Nghiêm) 17. Đồng Xuân (Hậu Túc) 18. Thanh Hà (Hậu Túc) 19. Hàng Gai (Tiền Túc) 20. Hàng Đãy: Nguyễn Thái Học (Tiền Nghiêm) 21. Hàng Chè 22. Hàng Muối 23. Hàng Đường 24. Hàng Hòm 25. Hàng Mành 26. Hàng Khảm 27. Hàng Da 28. Lò Sũ 29. Ngõ Gạch 30. Hàng Đồng 31. Hàng Nón. Triều Đồng Khánh: có năm phố. 32. Hàng Vải 33. Hàng Lược 34. Hàng Bông 35. Hàng Gà 36. Hàng Cót.
Chú thích về các tên phố Hà Nội
Số 2: phố Việt Đông: Việt Đông là tên gọi khác của tỉnh Quảng Đông. Xưa là phường Đường Nhân sau là Diên Hưng, hay là phố Hàng Ngang. Pháp gọi phố Hàng Ngang là phố Quảng Đông.
Số 5: Phố Báo Thiên: phố này có niên đại từ 1864-1875. Đến 1883 quân đội Pháp vẽ lại bản đồ Hà Nội vào ngày 20-8, trên bản đồ có tên Thợ Thêu, tức phố Hàng Trống và phố Nhà Chung. Như vậy phố Nhà Chung mới có từ năm 1883, do đó Tả Túc ta có thể tin chắc phố Báo Thiên là phố Hàng Trống.
Số 8: Phố Vàng Bạc; sách Đại Nam nhất thống chí chú thích là xưa thuộc phường Đông Các mà phố Hàng Bạc đóng trên đất phường này nên phố Vàng Bạc nay là phố Hàng Bạc.
Số 13: phố Đông Hà bán chiếu nằm trên đất thôn Thanh Hà, tổng Hậu Túc, còn phường Đông Hà tổng Tiền Túc mới thuộc phố Hàng Gai. Nên có thể xác định phố Đông Hà là phố Hàng Chiếu.
Số 14: Phố Phúc Kiến: sách Đại Nam nhất thống chí thì ngày xưa phố này chuyên bán đồ đồng vì người Tàu đem đồng ở mỏ Tụ Long về bán ở phố này, còn tên gọi Phúc Kiến là do Hoa kiều ở Phúc Kiến được phép cư trú tại đây. Từ năm 1947 phố này là phố Lãn Ông chuyên bán thuốc bắc.
Số 19: Phường Phục Cổ: vì sao không gọi là phố Phục Cổ, nguyên là do phố Hàng Gai, chữ Hán gọi là phố Phục Cổ rồi, phường Phục Cổ khá rộng, đình phục cổ ở phố Nguyễn Du (tổng Tiền Nghiêm), song ở tổng Tả Túc cũng là đất phường Phục Cổ. Phố Hàng Gai ở tổng Tiền Túc được gọi là phố Phục Cổ chắc là cũng có duyên cớ. Nay phố Hàng Thiếc ở thôn Yên Nội, tổng Tiền Túc có thể là đất phường Phục Cổ, cho nên sách Đại Nam nhất thống chí mới chữa là phường Phục Cổ đúc đồ thiếc để bán.
Số 16: Phố Hàng Lam: chữ Hán gọi là phố Yên Trung. Trong Bản đồ Tự Đức thôn Yên Trung nằm ở góc đông nam thành Hà Nội (1805) tức là nằm ở đầu phía Bắc phố Thợ Nhuộm. Bản đồ Hà Nội năm 1883 đã thấy ghi tên phố Thợ Nhuộm, chỉ có tên phố Hàng Gai chưa có tên phố Hàng Bông. Từ đó có thể xác định phố Hàng Lam là phố Thợ Nhuộm, không phải là phố Hàng Bông Lờ.
Số 21: Phố Hàng Chè ở đầu phía Bắc phố Đinh Tiên Hoàng đến đền Bà Kiệu, ngày nay phố này nằm chung trong phố Đinh Tiên Hoàng, không còn tên riêng của một phố độc lập nữa.
Số 26: phố Hàng Khảm: Sách Hà Nội 1873-1888 (trang 121-122) thì nghề khảm du nhập vào Bắc Kỳ từ 1820, cho đến năm 1873 thì chất lượng mặt hàng này đã rất tinh tế và phát đạt.
Phố Hàng Khảm chạy từ Đồn Thủy tới lũy bán nguyệt Đông Nam của Thành Hà Nội (quãng Cửa Nam) có chiều dài bằng phố Paul Bert (nay là Tràng Tiền + Hàng Khay và phố Tràng Thi). Vì phố rất dài nên nằm trải dài trên bốn tổng: Tiền Túc, Tả Túc, Tả Nghiêm, Tiền Nghiêm.
Số 18: Phố Lò Sũ. Theo tên trên bản đồ Hà Nội 1883 là Ru de Merussiers (không hiểu là phố gì) nhưng nó nằm đúng vị trí phố Lò Sũ ngày nay nên ghi là phố Lò Sũ.
Số 29: Phố Ngõ Gạch. Theo sách Hà Nội 1873-1888 (trang 110-111): Ngày 2-5-1873 Jean Dupuis bố trí cho cận vệ ở phố Than-Ha (?), ngày nay là phố Hàng Chiếu. Ngôi nhà này nằm ở đầu "một ngõ thông với một phố song song với phố của chúng tôi (tức phố Hàng Chiếu) và bị chúng tôi đóng lại vào ban đêm để tránh mọi bất ngờ". Như vậy chỉ có thể là phố Ngõ Gạch vì nó song song với phố Hàng Chiếu và phố Hàng Buồm. Còn phố Nguyễn Siêu thì tới 1936 mới có tên trên bản đồ, mặc dù cụ đã ngồi dạy học ở đó từ lâu.
1. 36 phường Hà Nội thì chia đều ra hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận, mỗi huyện 18 phường; còn 36 phố thì đều ở huyện Thọ Xương và hầu hết đều ở đất thuộc bốn tổng: Tiền, Hậu, Tả, Hữu Túc, chỉ có vài phố ở các tổng Nghiêm, 35/36 phố thuộc đất quận Hoàn Kiếm bây giờ ngày nay.
2. Trên các phố dân gian đặt ra như: Hàng Bồ, Mã Mây, Lò Sũ... đến năm 2003 đã trải qua hơn 100 năm vẫn giữ nguyên tên cũ; còn các tên chữ Hán như Hà Khẩu, Nam Hoa... và bằng Tiếng Pháp thì hầu như dân chúng quên rồi.
3. Các sử liệu, tư liệu chính, mỗi sách hay tư liệu chỉ ghi được khoảng trên 20 phố, gộp chung lại mới được 31 phố thời Tự Đức. Có lẽ thời kỳ này số lượng phố Hà Nội chưa nhiều. Song thời Đồng Khánh chỉ ghi lại được tên 5 phố; có thể do ghi chép thiếu sót chưa phản ánh đúng thực trạng chăng? Sang thời Pháp quản lý, chỉ khoảng đến năm 1890 đã kê được tên trên 70 phố.
(1): Sách này biên soạn vào 1810-1812 thời Gia Long. Dương Thị Thoa-Phạm The dịch và biên soạn - NXB Khoa học xã hội. Tr 95-96-97-98.(2): Sách này do NXB Thế giới - Hà Nội - 1988. Tr 250 và 254.(3): Sách "Đại Nam nhất thống chí" (tập 3). Tr 198-199 - NXB Thuận Hóa.(4): Sách "Chuyến đi Bắc Kỳ 1876" của Trương Vĩnh Ký in trong tạp chí Xưa & Nay số tháng 11-1998.(5): Sách "Đồng Khánh dư địa chí" - NXB Thế Giới-2003.(6): Bản đồ Hà Nội 1883: chép tên phố từ số 23-28.(7): Sách "Hà Nội giai đoạn 1873-1888" André Masson-NXB Hải Phòng-2003.(8): Sách "Hà Nội nửa đầu thế kỷ 20" (tập 2). Tr13-14 NXB Hà Nội-1995.