Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM NĂM 2020
Một năm 2020 vất vả đã qua, cùng chào đón những điều tốt đẹp sẽ đến trong năm 2021, với một năm kinh tế khó khăn của Việt Nam và thế giới, các hoạt động xuất nhập khẩu cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Tuy nhiên, đối với các mặt hàng thiết yếu như nông sản, kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng trưởng ấn tượng: 41.2 tỷ USD. Trong khi nhiều nước lao đao khi tăng trưởng kinh tế tụt dốc, kim ngạch tăng trưởng đạt mức âm thì Việt Nam tự hào vừa khống chế tốt dịch bệnh, vừa duy trì kinh tế đạt mức tăng trưởng dương.
Nông sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu nổi trội trong năm 2020 vừa qua. Với các mặt hàng nổi bật như: xuất khẩu gạo Việt Nam đã lập kỷ lục về giá, trung bình khoảng 500 USD/tấn. Tuy khối lượng xuất khẩu giảm 3,5% nhưng lại tăng 9,3% về giá trị kim ngạch với hơn 3 tỷ USD trong năm 2020. Về chủng loại xuất khẩu, gạo chất lượng cao đạt 85% tỷ trọng xuất khẩu. Cụ thể giá trị xuất khẩu gạo trắng chiếm 40,7% tổng kim ngạch; gạo jasmine và gạo thơm chiếm 37,6%; gạo nếp chiếm 17,4%; gạo japonica và gạo giống Nhật chiếm 4,2% (tính đến tháng 11/2020).
Ngoài ra, các mặt hàng nông sản xuất khẩu tiêu biểu khác như cafe, hạt điều, chè, rau quả, trái cây như thanh long, chuối,.. cũng ghi nhận giá trị xuất khẩu khả quan.
Tại Báo cáo tình hình xuất khẩu của Việt Nam năm 2020, Innovative Hub cũng tổng hợp những thị trường tiềm năng trên thế giới về xuất khẩu nông sản. Nhờ công tác phòng chống dịch hiệu quả mà Việt Nam đã nâng cao mức độ uy tín của mình trên thị trường quốc tế, thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài cũng như từng bước tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Thúc đẩy xuất khẩu nông sản bằng Thương mại điện tử
Theo ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) nhận định, dịch Covid-19 đã để lại nhiều ảnh hưởng nặng nề khiến cho hoạt động xúc tiến thương mại truyền thống thông qua tiếp xúc trực tiếp giữa các bên doanh nghiệp vẫn chưa thể triển khai bình thường. Trong tình thế này, việc giao thương trực tuyến sẽ giúp các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt nam duy trì kết nối, tiếp tục nắm bắt các cơ hội kinh doanh triển vọng đến từ thị trường quốc tế.
Xuất khẩu trực tuyến là “mỏ vàng” tiềm năng đang chờ doanh nghiệp khai thác, giúp doanh nghiệp xuất khẩu dễ dàng tiếp cận khách hàng tiềm năng trên toàn thế giới. Ngoài ra, nó làm giảm chi phí liên quan đến xúc tiến thương mại truyền thống, chẳng hạn như tham gia hội chợ và triển lãm thương mại, thành lập văn phòng tại các thị trường mục tiêu, v.v. Không còn là khái niệm xa lạ, ngày càng nhiều thương nhân hiểu rõ về các cửa hàng trực tuyến và sẵn sàng tham gia cuộc đua. Dù gặp rất nhiều khó khăn như vấn đề ngôn ngữ, thiếu kiến thức về cơ chế vận hành hay cơ sở hạ tầng, nhân sự của sàn thương mại điện tử khi mới gặp nhưng thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp rất sẵn sàng thay đổi và nắm bắt cơ hội kinh doanh cực lớn này.
Thông qua các kênh trực tuyến, doanh nghiệp ngồi tại văn phòng vẫn có thể giao dịch với khách hàng. Theo các chuyên gia, xuất khẩu qua kênh thương mại điện tử có nhiều lợi thế như tăng khả năng tiếp cận, Marketing tới khách hàng, rút ngắn thời gian giao hàng. Đặc biệt lợi nhuận có thể tăng gấp ba lần nếu so với xuất khẩu theo cách truyền thống.
Báo cáo Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam cho thấy, có 32% doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) đã thiết lập kinh doanh với các đối tác nước ngoài thông qua các kênh thương mại trực tuyến. Trong thời gian gần đây, các sàn thương mại điện tử lớn của thế giới như Alibaba.com đang tích cực mở rộng mạng lưới tại Việt Nam, hỗ trợ các SMEs Việt Nam thiết lập gian hàng trên nền tảng của họ và mang sản phẩm đến tay người tiêu dùng toàn cầu. Alibaba.com đã kết hợp cùng Fado.vn (sàn giao dịch điện tử xuyên biên giới của Việt Nam) hỗ trợ các SMEs Việt Nam có mong muốn xuất khẩu nhưng chưa có kinh nghiệm, chưa am hiểu về thị trường nước ngoài cũng như chưa có đủ nhân sự có năng lực cho việc xuất khẩu.
TÌM HIỂU THÊM: TỔNG QUAN NGÀNH NÔNG SẢN THỨC ĂN CHĂN NUÔI HIỆN NAY
Nông sản là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu nổi trội của Việt Nam năm 2020 vừa qua, lập kỷ lục mới với giá trị xuất khẩu đạt 41.2 tỷ USD. Đó là thành quả đáng kinh ngạc của những người nông dân và của cả doanh nghiệp Việt đã nỗ lực nắm bắt tình hình, cơ hội dù là nhỏ nhất trong hoàn cảnh dịch COVID bùng nổ và gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng cho nền kinh tế. Năm 2020 cũng ghi nhận Thương mại điện tử ngành Nông sản có sự phát triển vượt bậc khi ghi nhận một số mặt hàng nông sản đã tiến vào thị trường mới như: Bưởi đào đường của Bắc Giang xuất khẩu sang Nga, vải thiều tươi được xuất khẩu sang Nhật Bản, chuối Việt Nam được siêu thị Hàn Quốc bày bán,…. Báo cáo Nông sản Xuất khẩu nông sản Việt Nam năm 2020 là tài liệu của Innovative Hub tổng hợp và gửi đến quý khách hàng nhằm giúp các doanh nghiệp quan tâm đến xuất khẩu nói chung và xuất khẩu nông sản nói riêng có tầm nhìn tổng quát về tình hình xuất khẩu của nông sản trong năm vừa qua.
Vai trò của xuất khẩu nông sản đối với sự phát triển kinh tế ở Việt Nam
Xuất khẩu nông sản là một bộ phận quan trọng trong xuất khẩu hàng hóa của hầu hết các nước trên thế giới. Tuy nhiên, do sự khác biệt về lợi thế (vốn, lao động, công nghệ, điều kiện tự nhiên và chính sách của chính phủ) nên tỷ trọng xuất khẩu nông sản trong tổng kim ngạch xuất khẩu giữa các nước có sự khác nhau. Đối với Việt Nam, xuất khẩu nông sản là một nguồn thu nhập quan trọng và có vai trò hết sức quan trọng, cụ thể như:
LỢI THẾ VÀ THÁCH THỨC CHO DOANH NGHIỆP VIỆT XUẤT KHẨU NÔNG SẢN TRÊN THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ
Nhờ có sự ưu đãi của thiên nhiên cùng với nâng cao kỹ năng canh tác mà nền nông nghiệp của Việt Nam ngày càng phát triển với chất lượng nông sản ngày càng cao, phù hợp với tiêu chuẩn của nhiều quốc gia trên thế giới. Trong khoảng thời gian năm 2028-2017, tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành nông nghiệp của Việt Nam đạt bình quân 2.66%/năm, năm 2018 đạt 3.76%, năm 2019 đạt 2.2% và năm 2020 đạt 2.65%.
Không chỉ có lợi thế về sản xuất, xuất khẩu nông sản cũng ghi nhận nhiều kết quả khả quan. Đặc biệt, năm 2020, Việt Nam tham gia ký kết nhiều hợp động thương mại quốc tế nâng cao năng lực cung cấp nông sản và mở cửa hội nhập với thế giới.
Nhắc đến xu hướng phát triển kinh tế năm 2020, Thương mại điện tử được xem là bước phát triển đột phá, giúp hàng trăm doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng trì trệ, suy thoái do ảnh hưởng dịch COVID. Mặc dù đã phát triển từ những năm trước, nhưng năm 2020 Thương mại điện tử mới thực sự bùng nổ với nhiều xu hướng mới và nổi bật. Tại Báo cáo xuất khẩu ngành Nông sản Việt Nam, Innovative Hub cũng đề cập đến những lợi thế và thách thức của doanh nghiệp khi xuất khẩu nông sản cũng như những xu hướng Thương mại điện tử nổi bật của Nông sản Việt.
Doanh nghiệp có thể xem bản Preview tại Link dưới hoặc Đăng ký nhận FULL BÁO CÁO TẠI link: https://forms.gle/qsFPw6PqSvdNc1a2A
Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt Nam trong thời gian tới
Các nhà sản xuất, kinh doanh là doanh nghiệp vừa và nhỏ cần thiết lập một nền tảng bài bản từ khâu nhỏ nhất như mặt bằng sản xuất thuận tiện, luôn cập nhật công nghệ mới nhất, chủ động nguồn nguyên liệu và sự sáng tạo của doanh nghiệp. Luôn có nguồn nhân lực tay nghề cao… Trong sản xuất phục vụ các hàng hoá cho thị trường, ngoài việc đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn bảo vệ người tiêu dùng ở thị trường trong nước còn phải tính đến nhu cầu sản xuất của thị trường xuất khẩu.
Thành lập các công ty lớn hoặc hợp nhất các công ty nhỏ để sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng chủ lực với quy mô lớn, có sức cạnh tranh lớn, tạo nguồn cung, hàng xuất khẩu ổn định lâu dài, đáp ứng nhu cầu đặt hàng nhanh của đối tác.
Mỗi doanh nghiệp cần ưu tiên cho mục tiêu nâng cao chất lượng, từ đó tăng sức cạnh tranh của hàng hóa. Đi cùng với việc nâng cao chất lượng là việc hạ giá thành, đa dạng hóa mẫu mã, cải tiến bao bì…sao cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, phù hợp với phong tục tập quán các quốc gia.
Khuyến khích sản xuất nông nghiệp: hoàn thiện quy hoạch phát triển nông nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư sản xuất; có chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, phát triển theo hướng liên kết các lực lượng. Tích cực áp dụng các biện pháp, đối sách phù hợp với các chính sách bảo hộ thương mại tương ứng.
Đồng bộ hệ thống xây dựng cơ sở hạ tầng và các dịch vụ hỗ trợ để thúc đẩy xuất khẩu bền vững: đầu tư xây dựng các khu công nghiệp chế biến chế tạo quy mô lớn đảm bảo cân đối cung cầu và ổn định việc làm cho người lao động.
Đồng bộ hóa các chính sách, quy định và luật pháp: Cần sớm hoàn thiện toàn diện các nghị quyết, chính sách liên quan đến hoạt động xuất khẩu, xử lý kịp thời các vướng mắc phát sinh.
Chính sách tài chính, tín dụng, đầu tư phát triển sản xuất và xuất khẩu nông sản: Tiếp tục thực hiện các chính sách kịp thời, linh hoạt, hợp lý để ổn định kinh tế vĩ mô.
Thúc đẩy xuất khẩu bền vững thông qua một chiến lược Marketing sâu rộng tới các thị trường quốc tế. Việt Nam cần tăng cường hợp tác với các nước trung gian có lợi thế về chính trị, văn hóa, kinh tế để họ phân phối hàng hóa sang các nước châu Âu với chiến lược, chính sách dài hạn, bảo đảm ổn định xuất khẩu nông sản, tạo dựng uy tín tại châu Âu. chợ quốc tế.
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Do nền sản xuất nông nghiệp của Việt Nam còn lạc hậu, nền nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh thế giới có những bước tiến vượt bậc về công nghệ. Mặc dù Việt Nam có nhiều lợi thế trong phát triển nông nghiệp nhưng hầu hết nguồn nhân lực nông nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ mới. Thực tế, một số ngành nông nghiệp chưa thực sự thu hút người học, khó tuyển dụng. Đào tạo nhân tài chất lượng cao để phát triển nông nghiệp là yêu cầu cấp thiết trong tình hình hiện nay.